Người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết như thế nào vào mùa hè

0
248

Mùa của hàng trăm loại hoa quả tươi ngon, của những chuyến du lịch dài ngày và hơn hết là tiềm ẩn những mối nguy cho sức khỏe

Mùa hè tác động như thế nào đến sức khỏe người bệnh tiểu đường?

Tại nước ta, nhiệt độ ngoài trời ở nhiều nơi có thể lên đến 45oC, mức nhiệt độ này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mọi người khi ra đường, trong nhà thì nhiệt độ cũng xấp xỉ 37oC.

mùa hè tác động tới bệnh tiểu đường 1
Thời tiết nóng bức làm cơ thể mệt mỏi và muốn giải khát

Thời tiết nóng bức làm cơ thể mệt mỏi, quá trình trao đổi chất tăng, khiến mọi người dễ thấy đói và cần được bổ sung năng lượng từ thức ăn. Tình trạng này gây khó khăn cho người bệnh tiểu đường khi kiểm soát lượng đường được nạp vào từ thực phẩm.

Chỉ cần ở vài phút ở nhiệt độ trên, cơ thể bắt đầu quá trình hạ nhiệt độ bằng cách đổ mồ hôi, lượng nước mất đi làm tăng cảm giác khát nước, trong khi đó phần lớn các loại nước giải khát đều chứa nhiều đường, chỉ cần vài ngụm nhỏ đã đủ tăng đường huyết.

Những người đã bị tiểu đường hoặc có mức đường huyết tăng giảm thất thường có dự định đi du lịch vào mùa hè cũng cần chú ý đến bữa ăn, có thể ăn uống sẽ không như sinh hoạt thường ngày, việc di chuyển tham quan nhiều cùng với bữa ăn đến muộn, không hợp khẩu vị nên ăn ít… dễ dẫn đến tuột đường huyết quá mức. Ngược lại, thường xuyên ăn vặt trong chuyến đi, uống nước ngọt giải khát, ăn quá nhiều trong một bữa làm cho đường huyết dễ tăng cao.

mùa hè tác động tới bệnh tiểu đường 2
Căn nhắc việc ăn vặt trong các chuyến du lịch

Một vấn đề cũng không thừa khi nhắc đến là tình hình vệ sinh thực phẩm, khi mà thời tiết nóng ẩm bắt đầu cũng là thời điểm thức ăn nhanh chóng bị ôi, thiu bởi nấm mốc, ruồi nhặng. Thức ăn không đảm bảo vệ sinh sẽ gây ra các triệu chứng bệnh cấp tính của đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa…, ở người bệnh tiểu đường sẽ khó kiểm soát đường huyết hơn rất nhiều khi xảy ra những triệu chứng trên.

Ứng phó với bệnh tiểu đường trong mùa hè nóng bức

Vẫn là mục tiêu chung: kiểm soát đường huyết ở mức mục tiêu, ngăn ngừa biến chứng và tăng chất lượng cuộc sống.

Uống đủ nước

Mất nước do đổ nhiều mồ hôi hay do tiêu chảy, nôn ói khi ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh đều có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Khi bị mất nước, nồng độ đường trong máu sẽ tăng cao vì lưu lượng máu chảy qua thận ít, glucose dư thừa (đường trong máu) ít được thải ra ngoài thông qua nước tiểu. Như vậy, uống đủ nước theo nhu cầu cơ thể giúp khắc phục được trường hợp này.

Cách tốt nhất là bổ sung nước tinh khiết hoặc nước đun sôi để nguội, hạn chế các loại nước uống chứa nhiều đường như nước ngọt, chè hoa quả, sinh tố – trừ khi bạn đang có triệu chứng hạ đường huyết quá mức

thuốc tiểu đường
Trà thảo dược vừa cung cấp đủ nước cho cơ thể, vừa giúp giảm đường huyết hiệu quả

Một lựa chọn thông minh cho người bệnh tiểu đường trong ngày hè là sử dụng trà thảo dược vừa giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể, vừa có tác dụng giúp hạ và ổn định đường huyết. Hiện nay tại các nhà thuốc có trà thảo dược vừa giúp hạ và ổn định đường huyết, vừa giảm mỡ máu, phù hợp với người bệnh tiểu đường, người có chỉ số đường huyết cao. Dạng trà túi lọc khá tiện lợi khi sử dụng và mang theo đi xa.

Cẩn trọng khi ăn uống

Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần lưu ý tuân thủ chế độ ăn:

  • Ăn đúng bữa
  • Hạn chế đồ ngọt, đồ tinh bột, đồ uống có chất kích thích
  • Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt vừa giúp thanh nhiệt vừa giúp ổn định đường huyết
  • Nếu đi du lịch, nên mang theo đồ ăn nhẹ phù hợp dành riêng cho người tiểu đường và lên kế hoạch cho bữa ăn một cách cẩn thận.
mùa hè tác động tới bệnh tiểu đường 4
Nên tránh các loại trái cây có lượng đường cao

Mùa hè cũng là mùa của nhiều loại trái cây có hàm lượng đường lớn như nhãn, vải, hồng xiêm, mít, sầu riêng… đây là những loại trái cây cần tránh.

Luôn nhớ sử dụng thuốc

Việc tự ý bỏ liều hoặc thay đổi loại thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát đường huyết. Vì vậy, hãy luôn nhớ nguyên tắc khi sử dụng thuốc tiểu đường phải đúng loại, đúng liều và đúng thời gian. Trong trường hợp đi du lịch, người bệnh tiểu đường cần đặt đồng hồ nhắc thời gian uống thuốc.

Theo dõi đường huyết thường xuyên

Định kỳ tái khám theo chỉ đinh của bác sỹ là điều bắt buộc đối với người bệnh tiểu đường. Giữa khoảng thời gian tái khám đó, người bệnh có thể chủ động kiểm tra bằng máy đo đường huyết cá nhân và ghi chép lại. Khi đi chơi dài ngày cũng cần đem theo máy đo để kiểm soát được đường huyết của mình

mùa hè tác động tới bệnh tiểu đường 5
Nên đo đường huyết thường xuyên và uống thuốc đúng giờ

Chú ý đến những triệu chứng bất thường

Đôi khi, thật khó phân biệt một cơn chóng mặt ập đến là do nguyên nhân gì nhất là khi bụng đang đói, cơ thể mệt mỏi vì nắng nóng, vì đó có thể là triệu chứng của hạ huyết áp, hạ đường huyết, say nắng, thiếu ngủ, rối loạn tiền đình… vì vậy cần theo dõi kỹ các vấn đề sức khỏe của cơ thể, không chủ quan trong điều trị. Trường hợp này tùy theo mức độ nặng của triệu chứng mà người bệnh tiểu đường nên nghỉ ngơi một chút, rồi đến cơ sở y tế kiểm tra hay ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất.

Mai Nguyễn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here