FAQs – Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi chúng tôi thường nhận được từ bệnh nhân. Các bạn hãy tham khảo và để lại câu hỏi của mình tại mục “Hỏi đáp”. Cám ơn các bạn.

Tiểu đường type 1 xảy ra chủ yếu ở trẻ em, thiếu niên nhưng vẫn có thể gặp ở người lớn do khởi phát muộn. Nhiều người nhầm lẫn khi so sánh tiểu đường type 1 nặng hoặc nhẹ hơn tiểu đường type 2. Thực tế, mức độ nặng, nhẹ của hai loại bệnh này không liên quan đến nhau.

Tiểu đường type 1 là bệnh mạn tính kéo dài suốt đời với mức đường huyết luôn ở mức cao so với chuẩn bình thường. Cơ chế bệnh sinh của tiểu đường type 1 là dạng rối loạn tự miễn dịch (do hệ thống miễn dịch trong cơ thể tấn công nhầm, phá hủy chính các tế bào beta khỏe mạnh trong tuyến tụy tạo ra insulin). Nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường type 1 vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo nhiều giả thuyết, loại tiểu đường này xảy ra với nhiều nguyên nhân như gene, nhiễm virus và thiếu vitamin D.

Tiểu đường type 1 và type 2 nếu được khám sớm, phát hiện kịp thời, điều trị đúng chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường có thể kiểm soát bệnh, sống khỏe. Để phòng bệnh hoặc ngăn bệnh tiến triển thêm, bạn nên lưu ý kiểm soát cân nặng, không để tăng cân quá đà (dễ rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đường huyết) hoặc quá thấp vì dẫn đến sức đề kháng giảm sút. Người bệnh tránh để nhiễm độc, nhiễm virus… để hạn chế nguy cơ phá hủy tế bào beta tuyến tụy.

Mọi người không nên uống rượu bia, tránh hút thuốc lá và ăn thực phẩm quá ngọt, giàu chất béo. Ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt (đậu phộng, óc chó, hạt dẻ…) tốt cho sức khỏe. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng.

Người tiểu đường, khi mắc bệnh càng lâu năm, đường huyết càng khó kiểm soát do các nguyên nhân sau:

  • Tuyến tụy giảm tiết lnsulin: Trong một quãng thời gian dài, cơ thể “vắt kiệt sức lao động” của tuyến tụy, khiến chức năng của nó ngày một suy yếu.
  • Kháng lnsulin: Là tình trạng cơ thể sử dụng lnsulin không đúng cách, khiến đường bị giữ lại trong máu, không được đưa vào tế bào. Qua thời gian, tình trạng kháng lnsulin ngày càng trầm trọng, khiến đường huyết tăng cao.
  • Giảm tác dụng khi dùng thuốc tiểu đường: Sau một thời gian điều trị, bác sĩ thường phải tăng liều thuốc điều trị hoặc phối hợp thêm các loại thuốc khác để giúp kiểm soát đường huyết.

Do bạn đã mắc bệnh tiểu đường type 2 rất lâu năm, nên ở mức HbA1c như vậy là chấp nhận được. Tuy nhiên, hiện nay đường huyết lúc đói của bạn đang khá cao, bạn nên sớm trao đổi với bác sĩ để được tư vấn sớm hướng điều trị. Bởi đường huyết lúc đói tăng cao sẽ ảnh hưởng tới HbA1c và đều làm tăng nguy cơ phát triển biến chứng tiểu đường.

Trong trường hợp người bệnh được chẩn đoán mắc tiền đái tháo đường chỉ cần điều chỉnh ăn uống, vận động hợp lý sẽ ngăn chặn bệnh tiến triển đến Đái tháo đường.

– Về ăn uống: Chọn loại thức ăn có nhiều chất xơ, chất bột đường không quá 60% tổng năng lượng; Trái cây ít ngọt; Đạm: 1 g/kg cân nặng/ngày • Cá: ít nhất 3 lần/tuần (lượng mỡ không bão hòa cao) • Mỡ: chọn loại mỡ không bão hòa (nguồn gốc thực vật chủ yếu)• Lượng alcohol tối đa cho phép: 1 lon bia/ngày, #150mL rượu vang đỏ/ngày.

– Vận động: Vận động thể lực trung bình – nặng ít nhất 150 phút/tuần, trải đều ít nhất 3 ngày/tuần, giữa hai lần tập cách nhau không quá 2 ngày. • Nếu không có chống chỉ định (bệnh tim mạch, bệnh xương khớp), nên tập loại thể thao có kháng lực ít nhất 2 lần/tuần; Vận động ngoài giúp giảm đường, mỡ máu, còn cải thiện tình trạng tiểu đêm người cao tuổi và kiểm soát cân nặng.

Ở Việt Nam, người ta ít chú ý đến việc tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi luyện tập, nhất là với các đối tượng từ 50 tuổi trở lên. Theo tôi điều này phải trở thành điều kiện bắt buộc – nhất là với các đối tượng tập các bài tập để tăng cường sức mạnh với mục đích làm giảm cân. Cũng cần nhấn mạnh với bạn rằng, nếu người thân của bạn có đái tháo đường – kháng insulin thì việc giảm cân sẽ giúp việc điều trị đái tháo đường tốt lên rất nhiều.

Các hình thức luyện tập với người đái tháo đường rất nhiều, phổ biến là đi bộ, nhảy dây, tập yoga, bơi lội; hoặc tùy theo tình trạng sức khỏe người ta cáo thể đạp xe, chạy bộ, leo cầu thang… Điều quan trọng là phải tìm ra biện pháp luyện tập phù hợp với sức khỏe và thói quen mà người bệnh ưa thích.

Xét nghiệm đường huyết sẽ trả kết quả nồng độ đường trong máu ngay tại thời điểm đo, khác nhau lúc đói và sau khi ăn. Một số yếu tố cũng có thể ảnh hưởng tới đường huyết lúc đói ngoài thực phẩm như thuốc, mất ngủ, tâm trạng của người bệnh…

Khác đường huyết, HbA1c sẽ đánh giá được mức đường huyết trung bình trong vòng 2 – 3 tháng và không phụ thuộc vào thời điểm đo. Thường các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số này để đánh giá hiệu quả điều trị.

Khi đã được chẩn đoán bệnh tiểu đường thì việc sử dụng thuốc tây là cần thiết để giúp người bệnh kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, tiểu đường là bệnh mạn tính, chưa thể chữa khỏi và việc điều trị cần duy trì suốt đời. Nếu đã được xác định, cần dùng thuốc như bác sĩ chuyên khoa nội tiết – đái tháo đường chỉ định. Không nên dùng thuốc nam hay những thực phẩm chức năng để thay thế thuốc. Những thứ đó chỉ mang ý nghĩa hỗ trợ.