Hiện tượng “tăng đường huyết bình minh” ở người bệnh tiểu đường

0
343

“Tăng đường huyết bình minh” (morning hyperglycemia) là hiện tượng đường máu vượt quá mức bình thường (hơn 130mg/dl hay 7 mmol/l) vào buổi sáng trước khi ăn. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả người bệnh tiểu đường và người bình thường.

Đây có thể là một hiện tượng tự nhiên do nhịp sinh học bình thường của cơ thể tự điều chỉnh nên không gây ra triệu chứng nào nghiêm trọng. Nhưng với người bệnh tiểu đường, cơ thể không tự điều chỉnh được nên đường trong máu bị tăng cao kéo dài… kéo theo sự xuất hiện các biểu hiện như chóng mặt, khô miệng, khát nước, đi tiểu thường xuyên, nhìn mờ, mệt mỏi.

Tăng đường huyết bình minh 1
“Tăng đường huyết bình minh” khiến người bệnh tiểu đường mệt mỏi

Nguyên nhân hiện tượng “tăng đường huyết bình minh”

Hiện tượng bình minh (Dawn phenomenon) có liên quan gì tới bệnh tiểu đường?

“Hiện tượng bình minh” là sự gia tăng đường trong máu của một người bình thường trước khi thức dậy.

Vào những giờ sáng sớm (khoảng 3 – 8h sáng), sau một đêm yên ngủ, lượng đường cơ thể sẽ giảm xuống, khi đó các hormone trong cơ thể (hormone tăng trưởng, cortisol và catecholamine) sẽ gia tăng, tác động đến gan để sản xuất ra một lượng lớn đường đưa vào máu. Với người bình thường, cơ thể sản xuất in-sulin để kiểm soát sự gia tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ hormone kiểm soát đường huyết, do vậy lượng đường trong máu sẽ tăng lên vào buổi sáng ngủ dậy (trước khi ăn), đó là “hiện tượng bình minh”.

Hiệu ứng Somogyi

Hiệu ứng Somogyi hay còn gọi là “tăng đường huyết dội ngược”, được đặt tên theo người bác sĩ đầu tiên viết về nó.

Hiệu ứng Somogyi đề cập đến các chu kì đường huyết tăng cao vào buổi sáng sau một đợt giảm thấp, hay hạ đường huyết (thường không có triệu chứng, nhưng có thể có dấu hiệu là đổ mồ hôi đêm hoặc nhức đầu vào buổi sáng). Lượng đường trong máu có thể giảm xuống thấp quá mức vào nửa đêm, vì vậy cơ thể sẽ cân bằng bằng cách giải phóng các hormone để nâng cao đường huyết. Hiện tượng thường gặp ở những người bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết do ăn không đủ nguồn tinh bột, uống quá nhiều rượu hoặc sử dụng quá liều tiêm.

Tăng đường huyết do hiệu ứng Somogyi không phải lúc nào cũng có biểu hiện rõ ràng. Nếu bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Somogyi, người bệnh nên ăn nhẹ trước khi đi ngủ hoặc yêu cầu bác sỹ điều chỉnh liều tiêm sử dụng ban đêm.

Giảm hiệu lực liều thuốc tiêm

Nếu người bệnh đang dùng thuốc tiêm và gặp phải tình trạng “tăng đường huyết bình minh”, nguyên nhân có thể đơn giản là do thuốc tiêm bị hết hiệu lực quá sớm. Trong tình huống này là xử lý bằng cách yêu cầu bác sỹ thay đổi liều lượng hoặc thời gian sử dụng thuốc tiêm.

Điều trị tăng đường huyết bình minh

Đường huyết (mg/dl) In-sulin có phản ứng miễn dịch tự do (µU/ml)
10h tối 3h đêm 7h sáng 10h tối 3h đêm 7h sáng
Hiệu ứng Somogyi 90 40 200 Cao Hơi cao Bình thường
Hiện tượng bình minh 110 110 150 Bình thường Bình thường Bình thường
Suy giảm liều in-sulin kết hợp hiện tượng bình minh 110 190 220 Bình thường Thấp Thấp
Suy giảm liều in-sulin kết hợp hiện tượng bình minh và hiệu ứng Somogyi 110 100 380 Cao Bình thường Thấp

  Phân biệt các nguyên nhân gây ra hiện tượng “tăng đường huyết bình minh”

Nếu người bệnh tiểu đường gặp phải tình trạng “tăng đường huyết bình minh”, điều quan trọng đầu tiên là phải xác định được nguyên nhân. Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh kiểm tra đường huyết lúc giữa 2 và 3 giờ sáng và khi vừa ngủ dậy trong nhiều ngày liên tiếp:

– Nếu đường huyết thấp trong khoảng 2 – 3 giờ sáng và cao khi vừa ngủ dậy thì có thể do hiệu ứng Somogyi.

– Nếu đường huyết cao lúc 2 – 3 giờ sáng và cao hơn khi vừa ngủ dậy thì có thể là thuốc tiêm bị giảm hiệu lực.

– Nếu đường huyết bình thường lúc chuẩn bị đi ngủ và cả ở thời điểm 2 – 3 giờ sáng nhưng lại cao khi vừa thức dậy thì có thể do ảnh hưởng của hiện tượng bình minh.

Tùy theo nguyên nhân mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ có phác đồ can thiệp cụ thể. Thông thường, bác sỹ có thể yêu cầu bạn:

– Thay đổi thời gian sử dụng thuốc tiểu đường dạng tiêm tác dụng kéo dài vào buổi tối để chúng phát huy tác dụng vào thời điểm đườnghuyết bắt đầu tăng cao.

– Thay đổi loại thuốc tiêm sử dụng nếu cần thiết.

– Dùng thêm 1 liều thuốc tiêm vào ban đêm.

– Ăn sáng nhẹ.

– Tăng liều tiêm vào buổi sáng.

– Sử dụng máy bơm tiêm có thể lập trình giải phóng thêm vào buổi sáng.

Thanh Hoa

 

 

 

 

 

 

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here