Phương pháp giữ đường huyết ổn định sau ăn cho người tiểu đường

0
102

Người bệnh tiểu đường cần giữ đường huyết dưới 180 mg/dL hai giờ sau ăn, áp dụng phương pháp chiếc đĩa, tính carbohydrate để kiểm soát.

Duy trì lượng đường trong máu ổn định sau khi ăn giúp bạn tránh được các vấn đề sức khỏe lâu dài, kiểm soát cân nặng tốt hơn. Ở người lớn mắc bệnh tiểu đường, mức đường huyết phải dưới 180 mg/dL. Người khỏe mạnh không mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra lượng đường trong máu 3 năm một lần hoặc lâu hơn tùy thể trạng. Người được chẩn đoán mắc bệnh tiền tiểu đường nên xét nghiệm ít nhất thường niên.

Dựa trên tuổi tác, loại bệnh tiểu đường, mức sử dụng insulin, thể trạng (ở phụ nữ mang thai), chế độ ăn uống, mức đường huyết có thể khác nhau. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, mức đường huyết sau bữa ăn ở người dưới 18 tuổi mắc tiểu đường là dưới 200mg/dl một giờ sau khi ăn và dưới 180 mg/dL hai giờ sau khi ăn. Người lớn không bị tiểu đường và không mang thai sẽ có mức đường huyết 90-140 mg/dL.

Người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường dùng insulin trong bữa ăn nên có đường huyết dưới 180 mg/dL và dưới 140 mg/dL hai giờ sau khi ăn nếu không dùng insulin. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên có mức đường huyết dưới 140 mg/dL một giờ sau khi ăn và 120 mg/dL hai giờ sau khi ăn. Mẹ mang thai mắc tiểu đường type 1 hoặc type 2 từ trước, mức đường huyết khuyến nghị nên dưới 110-140 mg/dL một giờ sau khi ăn và dưới 100-120 mg/dL hai giờ sau khi ăn.

Carb là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhưng có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến khi tiêu thụ quá mức. Chế độ ăn uống thân thiện với bệnh tiểu đường và theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên giúp quản lý bệnh tiểu đường. Bên cạnh ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 2-3 bữa lớn, một số cách sau giúp bạn quản lý lượng đường trong máu sau ăn.

ổn định đường huyết sau ăn
Người bệnh tiểu đường cần giữ đường huyết ổn định sau ăn

Phương pháp chiếc đĩa (plate method)

Đây là cách đơn giản để lên kế hoạch cho các bữa ăn cân bằng. Trên một đĩa đường kính khoảng 23 cm, bạn chia làm 3 phần gồm rau (không tinh bột), protein nạc (ít chất béo) và tinh bột. Các loại rau không chứa tinh bột được gợi ý là măng tây, bông cải xanh, súp lơ trắng, cà rốt, cần tây, dưa leo, nấm, rau lá xanh, các loại đậu, ớt, bí đao và cà chua.

Với phần protein nạc, ít chất béo, bạn chọn gà, trứng, các loại cá béo hoặc cá nói chung, động vật giáp xác (tôm, sò, hến…), thịt nạc (thăn, thịt đùi). Bạn cũng có thể chọn ăn phô mai, các loại hạt, đậu lăng, đậu nành. Về lượng tinh bột, bạn chọn trái cây tươi và khô, sữa chua, kem chua, sữa và các sản phẩm thay thế sữa như sữa hạt.

Phương pháp tính carbonhydrate

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ cũng gợi ý cách quản lý lượng đường trong máu thông qua việc tính lượng carbohydrate bằng gam trong mỗi bữa ăn. Đếm lượng carb khi bạn mắc bệnh tiểu đường khác nhau tùy thuộc vào việc bạn có dùng insulin vào bữa ăn hay không, loại insulin được dùng trước hoặc sau bữa ăn giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến. Nếu bạn không dùng insulin trong bữa ăn, bạn có thể theo dõi lượng carb bằng cách cộng tổng lượng carb để lựa chọn thực phẩm phù hợp với mức đường trong máu.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here