Biến chứng võng mạc tiểu đường chiếm khoảng 4,8% tỷ lệ người mắc bệnh trên toàn cầu, các yếu tố nguy cơ, phương pháp sàng lọc và các thách thức đối với sức khỏe cộng đồng” – PUBMED) tổng số các trường hợp bệnh nhân bị mù trên toàn thế giới. Trong khi đó, tất cả các bệnh nhân tiểu đường đều có nguy cơ gặp phải biến chứng võng mạc tiểu đường. Do đó, có thể nói bệnh võng mạc do đái tháo đường là một biến chứng tiểu đường mà bất kì người bệnh tiểu đường cũng cần phải lưu tâm.
Tất cả các bệnh nhân tiểu đường đều có nguy cơ bị biến chứng võng mạc và mù lòa
Tất cả các người bệnh tiểu đường (kể cả type 1, type 2, và tiểu đường thai kỳ) đều có nguy cơ bị biến chứng võng mạc tiểu đường. Theo các sự đoán trên phạm vi toàn cầu, số người bị bệnh võng mạc tiểu đường sẽ tăng từ 126,6 triệu người (năm 2010) lên 191,0 triệu người (năm 2030), và những người mất thị lực do bệnh võng mạc tiểu đường sẽ tăng từ 37,3 triệu lên 56,3 triệu. Viện mắt Mỹ (NEI) ước tính, hiện nay cứ 12 người bị bệnh tiểu đường từ độ tuổi 40 thì có 1 người gặp biến chứng tiểu đường ở võng mạc, đe dọa mù lòa. (nguồn “Tình hình bệnh võng mạc tiểu đường trên toàn thế giới” – PUBMED)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính rằng bệnh lý võng mạc tiểu đường chiếm 4,8% tổng số các trường hợp bị mù (37 triệu người mắc) trên toàn thế giới. Theo các nghiên cứu trên dân số ở Hoa Kỳ, Úc, Châu Âu và Châu Á (giai đoạn 1980-2008), cho thấy tỉ lệ chung bị bệnh lý võng mạc đái tháo đường (kể cả type 1 và type 2) là 34,6% và tỉ lệ mất thị lực hoàn toàn (mù lòa) do đái tháo đường là 7% (nguồn “Bệnh võng mạc tiểu đường: tỷ lệ mắc bệnh trên toàn cầu, các yếu tố nguy cơ, phương pháp sàng lọc và các thách thức đối với sức khỏe cộng đồng” – PUBMED)
Thời gian bị bệnh tiểu đường là yếu tố rất quan trọng, không kiểm soát tốt đường huyết trong thời gian càng lâu thì tỉ lệ xuất hiện biến chứng càng cao. Ở những bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tiểu đường trước 30 tuổi, sự xuất hiện bệnh lý võng mạc đái tháo đường sau 10 năm là 50% và sau 30 năm là 90%. Bên cạnh đó, đường máu cao, tăng huyết áp, suy thận, tuổi cao, tuổi bắt đầu bị tiểu đường càng trẻ, thai nghén, béo phì, nghiện thuốc lá, là những yếu tố nguy cơ này làm biến chứng võng mạc đến sớm hơn và phát triển nhanh hơn
Điều nguy hiểm là bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu cảnh báo sớm. Trong giai đoạn đầu của bệnh (còn được gọi là bệnh võng mạc tiểu đường chưa tăng sinh), gần như không phát hiện thấy có triệu chứng nào. Cách duy nhất để phát hiện ra bệnh là đi chụp ảnh đáy mắt, trên ảnh chụp khi đó sẽ thấy hình ảnh các mao mạch đáy mắt bị phình lên bất thường.
Tại sao tiểu đường lại có thể gây ra tình trạng mù lòa ở bệnh nhân
Tình trạng đường huyết tăng cao gây nên các tổn thương mạch máu của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, trong đó các vi mạch máu ở mắt.
Tại mắt, đường huyết tăng cao sẽ làm thành mao mạch yếu đi, giãn ra và phình, tăng tính thấm khiến huyết tương rò rỉ vào võng mạc gây phù nề, xuất hiện các đốm xuất tiết, xuất huyết nhỏ.
Giai đoạn nặng hơn, các mao mạch sẽ bị tổn thương và phá hủy, gây hiện tượng thiếu máu cục bộ. Để đáp ứng lại hiện tượng thiếu máu này, cơ thể tăng cường tiết các yếu tố kích thích sinh tân mạch. Tuy nhiên các mạch máu mới này lại nhỏ, mỏng và dễ vỡ. Dưới tác động của đường huyết cao (có thể kèm theo tăng huyết áp), các mạch máu này sẽ vỡ ra gây xuất huyết dịch kính và tạo sẹo (xơ hóa) gây co kéo, bong võng mạc.
Bên cạnh biến chứng bong võng mạc, người bệnh còn có thể bị phù điểm vàng. Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất trên võng mạc, có thể xảy ra bất cứ lúc nào kể từ khi có tình trạng xuất tiết, xuất huyết do rò rỉ, vỡ mao mạch hay tân mạch.
Kết quả cuối cùng là người bệnh bị mờ mắt, mất cảm nhận màu sắc và mất thị lực một cách nhanh chóng.
Kiểm soát đường huyết – chìa khóa ngăn ngừa biến chứng võng mạc và nguy cơ mù lòa
Việc điều trị biến chứng võng mạc do tiểu đường không hề dễ dàng, và một khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn tăng sinh mạch máu thì dường như không thể điều trị bảo tồn. Lúc này bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng thuốc, phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ. Nếu không kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa yếu tố nguy cơ, bệnh có thể tiến vào giai đoạn nặng hơn (bong võng mạc, phù hoàng điểm). Lúc này không thể điều trị thay thế được nữa, bệnh nhân sẽ bị mất thị lực.
Do đó việc bảo vệ võng mạc ngay từ đầu có vai trò đặc biệt quan trọng. Để ngăn ngừa được biến chứng võng mạc và nguy cơ mù lòa do tiểu đường, điều quan trọng nhất là kiểm soát lượng đường càng sớm càng tốt. Có hai chỉ số mà người bệnh tiểu đường cần quan tâm là chỉ số đường huyết và chỉ số HbA1c. Bên cạnh đó, chỉ số lipid máu, huyết áp,… cũng là những chỉ số người bệnh cần phải theo dõi.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bệnh nhân nên giữ đường huyết ở mức an toàn là dưới 7.0 mM/L với chỉ số HbA1c < 6.5%. Để làm được điều đó, bệnh nhân nên tuần thủ chế độ điều trị của bác sĩ, thực hiện chế độ ăn uống – sinh hoạt lành mạnh kết hợp với việc sử dụng sản phẩm có tác dụng hạ và đường huyết an toàn và có nguồn gốc từ thảo dược.
Ngoài kiểm soát đường huyết, cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho mắt bằng cách duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Nên ăn các thức ăn giàu chất chống oxy hóa (vitamin E, vitamin C, beta-caroten,…) và các chất có tác dụng làm tăng tuần hoàn vi mạch. Ngoài ra, do tất cả các type khác nhau của tiểu đường đều có thể gặp phải biến chứng võng mạc, nên bệnh nhân tiểu đường (kể cả type 1 và type 2) nên đi khám mắt định kỳ 3, 6 hoặc 12 tháng một lần để có thể sớm phát hiện những tổn thương võng mạc.
Bình Võ