Mùa hè đi kèm là nhiệt độ cao và sức oi nóng khó chịu, sức nóng của mùa hè có thể gây tổn hại cho bất cứ ai, và nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường thì cần thận trọng gấp 2 lần so với những người khác không bị bệnh.
Các chuyên gia về bệnh tiểu đường cho biết, tỷ lệ trao đổi chất ở các bệnh nhân tiểu đường cao bởi vì họ đổ mồ hôi rất nhiều và liên tục cảm thấy đói trầm trọng hơn trong mùa hè. Nhưng với một vài biện pháp đề phòng dưới đây, bệnh nhân tiểu đường sẽ không còn phải quá lo lắng về những rắc rối có thể xảy ra trong mùa hè này.
Phòng ngừa biến chứng da
Mùa hè, người bệnh tiểu đường thường dễ bị nhiễm trùng da ở các dạng khác nhau như nhọt, áp xe, mụn nhọt, ở mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Các chuyên gia tiểu đường cũng cảnh báo: “Vì mồ hôi quá nhiều nên hầu hết các nam giới bị tiểu đường có xu hướng phát triển nấm candida xung quanh háng. Còn phụ nữ thì dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu”.
Nhưng những vấn đề về da có thể tránh được bằng cách áp dụng các biện pháp đơn giản phòng ngừa. Hãy tắm hai lần một ngày vì nó có thể ngăn chặn vi khuẩn phát triển trên da. Tránh mặc quần áo bằng sợi tổng hợp, nên mặc đồ bằng cotton cho thoáng khí. Tốt nhất người bệnh nên ở trong nhà từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều, đặc biệt là người bị dị ứng da. Viêm nhiễm hay dị ứng da nhỏ gây ra bởi ánh nắng gắt là điều thường xảy ra, do đó nếu đi ra ngoài cần mặc quần áo dài, mang theo ô, nón.
Chăm sóc bàn chân thật tốt
Những người có bệnh tiểu đường lâu dài dễ mắc viêm loét bàn chân, chấn thương và nhiễm trùng chân bởi vì họ kiểm soát đường huyết kém, đặc biệt là ở nhiệt độ bất lợi (cực lạnh hoặc nóng). Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường phải đặc biệt chú ý đến đôi chân của mình và hãy cẩn thận phòng tránh biến chứng nhiễm trùng chân. Cần luôn đảm bảo rửa chân sạch sẽ, giữ khô và thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu lạ.
Luôn có bữa ăn dinh dưỡng và điều độ
Thời tiết nóng bức dễ mang lại tâm trạng mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng và tâm lý “ăn cho xong bữa”. Ăn uống không đủ chất và thiếu điều độ sẽ dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết rất nguy hiểm. Vậy bệnh tiểu đường ăn gì? Để tránh hiện tượng này người bệnh có thể chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo không bị tụt đường huyết. Hạ đường huyết thường sinh ra những chất làm tăng huyết áp có thể gây ra tai biến mạch máu não. Còn với bệnh nhân tiểu đường có suy mạch vành thì hạ đường huyết cũng là một trong những yếu tố thuận lợi dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Đề phòng mất nước ở người bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường thường làm gia tăng bài tiết nước tiểu của cơ thể khi lượng đường trong máu tăng lên, nên hầu hết các bệnh nhân tiểu đường không duy trì mức độ đầy đủ hydrat hóa trong thời tiết nóng. Độ ẩm cũng làm cho cơ thể đổ mồ hôi. Ra mồ hôi nhiều có thể dẫn đến mất nước. Mất nước kéo dài có thể dẫn đến khô miệng, giảm mồ hôi và giảm lượng nước tiểu. Nếu bệnh nhân không uống đủ nước, điều này sẽ gây ra các thành phần nước trong máu giảm và sẽ sản xuất xeton, dẫn đến hôi miệng và có thể làm cho tình trạng mất nước trầm trọng hơn.
Trong trường hợp nặng, mất nước có thể dẫn đến thiệt hại cho não và các cơ quan khác. Uống nhiều nước là cách tốt nhất để đối phó với mất nước nhẹ xảy ra dưới cái nóng mùa hè. Cơ thể đủ nước cũng giúp ngăn ngừa các biến động lượng đường trong máu cũng như các biến chứng heatrelated như kiệt sức vì nóng hoặc đột quỵ nhiệt.
Tuy nhiên, cần tránh xa đồ uống có ga, nước ép trái cây, rượu và cafein. Tập thể dục là một phần thiết yếu để quản lý bệnh tiểu đường loại 2. Trong thời tiết này, ý tưởng tốt nhất là bơi và yoga.
Đặc biệt, trẻ em mắc bệnh tiểu đường càng cần phải cẩn thận trong mùa hè. Trẻ bị tiểu đường phải được kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và cần được dùng thuốc tiểu đường theo đúng quy định. Nếu lượng đường trong máu được kiểm soát, thì dù mùa hè hay mùa đông thì bệnh nhân tiểu đường cũng không có gì phải băn khoăn.
Thanh Bình