Người bệnh tiểu đường nên uống thuốc hay tiêm insulin?

0
78

Câu hỏi:

Một người quen của tôi cũng bị đái tháo đường type 2 và chuyển sang tiêm insulin sau một thời gian dùng thuốc. Có phải dùng thuốc gặp nhiều tác dụng phụ hơn? Tôi có nên đổi sang tiêm insulin?

Trả lời của PGS.TS. Bác sĩ chuyên khoa Tạ Văn Bình:

Xin trả lời ngay thế này: Dùng thuốc tiêm hay thuốc uống là tùy theo thể bệnh đái tháo đường. Người đái tháo đường type 1 phải dùng insulin ngay từ đầu thì sao? Trên thế giới người ta đang nghiên cứu insulin dạng viên, dạng hít để thuận tiện cho người bệnh. Với người bệnh đái tháo đường type 2 dùng thuốc gì phải tùy theo từng trường hợp cụ thể. Do bạn không cung cấp đủ các thông tin cần thiết nên tôi sẽ trả lời như sau để bạn hiểu:

Người đái tháo đường type 2 chỉ nên dùng insulin trong những trường hợp sau:

* Đợt diễn biến cấp tính của bệnh: tăng đường máu cấp, nhiễm trùng cấp, mắc một bệnh cấp tính khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ mạch máu não…

* Tổn thương gan thận, cấp

* Đái tháo đường type 2 có biến chứng thận – gây suy thận (tùy theo mức độ mà chống chỉ định với từng loại thuốc)

* Dùng thuốc viên không hạ được đường máu – dù đã phối hợp nhiều thuốc uống.

* Tùy theo diễn biến của bệnh mà thầy thuốc có thể chủ động dùng insulin ngay từ đầu – ví dụ bệnh nhân đái tháo đường type 2 bị suy kiệt (do nhiều nguyên nhân khác nhau) – tuy đường máu không cao đến mức phải chỉ định tiêm insulin (theo IDF là đường huyết khi đói từ 15 mmol/L), người thầy thuốc có thể cho tiêm insulin với mục đích để tăng cân…

Để trả lời câu hỏi “Có phải dùng thuốc uống gặp nhiều tác dụng phụ hơn?”. Vấn đề này Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF) ĐÃ CÓ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN – tôi xin trích: “Để hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc viên – việc nên làm là phối hợp thuốc” – vì thế việc kết hợp nhiều nhóm thuốc điều trị đái tháo đường là phương pháp phổ biến. Một nghiên cứu ở châu Âu cho thấy, trung bình họ dùng tới hơn 10 loại thuốc viên cho người bệnh nhưng vẫn không thấy thuốc gây ảnh hưởng có hại lên chức năng gan, thận.

Câu hỏi “tiêm insulin sớm liệu có tránh được suy thận?”. Tôi xin trích một nghiên cứu của Hội thận học Hoa Kỳ – vào năm 2016: Người ta chia nghiên cứu ra 3 nhóm – với mức độ kiểm soát đường máu lần lượt là tốt với mức HbA1c<7); trung bình (với mức HbA1c từ 7.0 đến 8.5) và xấu (với mức HbA1c từ 8.5). Mỗi nhóm này lại có 2 tiểu nhóm là tiểu nhóm có sử dụng insulin và tiểu nhóm kia không sử dụng insulin. Như vậy là có 6 tiểu nhóm. Sau một thời gian điều trị, kết quả là nhóm có sử dụng insulin có tỷ lệ suy thận cao hơn nhóm không sử dụng insin từ 2-3 lần.

Từ những nghiên cứu này người ta đưa ra khuyến cáo không nên lạm dụng insulin. Chỉ nên dùng khi cần thiết. Cũng cần nhấn mạnh điều này “Không nên lạm dụng bất kỳ loại thuốc nào”. Phải dựa vào giai đoạn bệnh, vào tình trạng người bệnh mà cho thuốc. Đấy là trách nhiệm của “người thầy thuốc lâm sàng”.

Cuối cùng tôi muốn nhắn nhủ các bạn rằng: Việc tìm ra insulin để điều trị bệnh đái tháo đường có thể coi là “Cột mốc quan trọng, có tính quyết định” – là thành tựu vĩ đại của con người trong cuộc chiến với bệnh tật. Song đã là “thuốc thì luôn có mặt lợi và mặt bất lợi – mà ta hay gọi là tác dụng không mong muốn”. Hãy thận trọng khi dùng thuốc – đừng lạm dụng thuốc.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here