Người bệnh tiểu đường có biến chứng tiểu đường trên thận cần ăn uống như thế nào?

0
457

Trên thực tế, chế độ ăn cho bệnh tiểu đường và chế độ ăn cho người suy thận thường không giống nhau, do đó, cần phải rất thận trọng trong việc xây dựng những bữa ăn vừa có tác dụng kiểm soát đường huyết và duy trì chức năng cho thận.

Dưới đây là những khuyến cáo trong việc xây dựng một chế độ ăn phù hợp cho những người bệnh tiểu đường có biến chứng tiểu đường trên thận.

Những nguyên tắc cần nhớ khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường có biến chứng tiểu đường trên thận

Chế độ ăn kiêng phù hợp nhằm đảm bảo 3 yếu tố: đảm bảo đường huyết ở mức an toàn, tránh tình trạng tăng huyết áp và làm chậm tiến triển của suy thận mạn. Để làm được điều đó, bệnh nhân cần chú ý những nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc 1: Chọn những thực phẩm có hàm lượng phospho và kali thấp
  • Nguyên tắc 2: Kiểm soát lượng đạm đưa vào cơ thể
  • Nguyên tắc 3: Kiêng đường, giảm tinh bột nhằm kiểm soát lượng đường trong máu
  • Nguyên tắc 4: Loại bỏ muối trong khẩu phần ăn
  • Nguyên tắc 5: Tùy theo mức độ suy thận mà đảm bảo lượng nước đưa vào cơ thể
  • Nguyên tắc 6: Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng để xác định nhu cầu dinh dưỡng và xây dựng một chế độ ăn kiêng phù hợp cho chính mình.

Người tiểu đường có biến chứng tiểu đường ở thận nên loại bỏ muối và đường khỏi chế độ ăn

Xác định thành phần dinh dưỡng có trong từng loại thực phẩm

Để xây dựng được một chế độ ăn uống phù hợp cho mình, điều đầu tiên mà người bệnh tiểu đường có biến chứng tiểu đường trên thận nên làm là xác định đúng thành phần dinh dưỡng có trong từng loại thực phẩm. Điều này có thể thực hiện được dễ dàng thông qua việc đọc các thông tin có trên các nhãn thành phần dinh dưỡng của thực phẩm.

Thông tin trên nhãn thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm sẽ cho bạn biết lượng protein, carbohydrate, chất béo, natri, kali, phospho… trong mỗi khẩu phần ăn. Điều này sẽ giúp bạn có thể nhận biết được những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng bạn cần và ít chất dinh dưỡng mà bạn nên hạn chế.

Cắt giảm lượng protein trong khẩu phần ăn

Cơ thể con người luôn cần có protein để phát triển, hồi phục và duy trì sức khỏe. Lượng protein ăn hàng ngày cũng cần phù hợp với trọng lượng cơ thể, mức độ hoạt động và điều kiện sức khỏe của từng người.

Những bệnh nhân bị bệnh thận cần hạn chế lượng protein để tránh tồn dư những chất chuyển hóa của protein. Một chế độ ăn uống giàu protein có thể khiến cho thận phải làm việc vất vả hơn và ngày càng suy kiệt. Theo các khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, lượng protein cung cấp cho cơ thể bệnh nhân tiểu đường có biến chứng tiểu đường ở thận nên ít hơn 0,8g/kg cân nặng/ngày.

Người bị bệnh thận cần hạn chế thức ăn giàu protein

Kiểm soát lượng đường và lượng calo trong thực phẩm

Cơ thể lấy năng lượng từ các thực phẩm ăn và uống hàng ngày. Trong đó đường cung cấp lượng calo cao và cũng gây tăng đường huyết nhanh chóng, cần phải hạn chế đường nhằm kiểm soát lượng đường trong máu, điều này rất cần thiết để làm chậm sự tiến triển của bệnh thận đái tháo đường. Bên cạnh đó, nó cũng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng tiểu đường khác của bệnh tiểu đường (như bệnh tim mạch, bệnh võng mạc đái tháo đường hoặc các vấn đề về thần kinh do đái tháo đường).

Nên chọn các loại thực phẩm ít đường để cung cấp calo cho cơ thể hoạt động tùy thuộc và độ tuổi, giới tính, trọng lượng cơ thể, mức độ vận động.

Bổ sung chất béo lành mạnh trong khẩu phần ăn

Chất béo là một trong những thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong mỗi khẩu phần ăn. Bên cạnh việc cung cấp năng lượng, chất béo còn giúp hấp thu một số vitamin thiết yếu có trong thực phẩm và là nguyên liệu cấu thành nên các bộ phận của cơ thể.

Với người bệnh tiểu đường, cần hạn chế sử dụng thực phẩm chứa chất béo no như mỡ động vật,… vì chúng có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, tăng nguy cơ xơ xữa động mạch và các bệnh tim mạch khác. Thay vào đó, hãy sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo không no như dầu oliu, dầu đậu phộng,…

Người bị biến chứng thận nên sử dụng dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành,..

Hạn chế hết mức có thể muối trong khẩu phần ăn

Natri (muối) là một khoáng chất có trong hầu hết các loại thực phẩm. Ăn quá nhiều natri có thể gây ra cảm giác khát nước, tích nước và gây tăng huyết áp. Điều này có thể làm tổn thương thận và tăng gánh nặng cho tim.

Người bệnh tiểu đường có biến chứng tiểu đường ở thận cần hạn chế lượng natri ăn hàng ngày để tránh các nguy cơ trên:

  • Không sử dụng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thay vào đó, hãy thử nấu ăn với các loại thảo mộc tươi, nước cốt chanh hoặc các loại gia vị không có muối khác.
  • Chọn rau quả tươi hoặc đông lạnh thay vì rau quả đóng hộp. Nếu phải sử dụng rau quả đóng hộp, hãy rửa sạch chúng và để ráo nước nhằm để loại bỏ hết muối trước khi sử dụng.
  • Tránh ăn những loại thực phẩm như thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích,.. các loại thức ăn ngâm, dưa muối,… và các loại gia vị có hàm lượng natri cao (tương, sốt BBQ, tương cà chua,…)

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều phospho và kali

Nhờ vào hoạt động lọc máu của thận mà nồng độ phospho và kali luôn duy trì ở mức cân bằng. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân suy thận do tiểu đường thì sẽ xảy ra tình trạng tích tụ phospho và kali trong máu. Phospho tích tụ trong máu sẽ gây ra loãng xương, còn tình trạng thừa kali máu có thể gây ra rối loạn hoạt động của tim.

Việc điều chỉnh lượng phospho và kali có trong khẩu phần ăn hàng ngày cần có sự tư vấn của bác sĩ sau khi đã xem xét các xét nghiệm về phospho máu, calci máu, kali máu, hormon tuyến cận giáp PTH,…

Bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng trên thận cần hạn chế ăn nhiều các thực phẩm giàu phospho (bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc nguyên hoạt, nấm đông cô, tôm khô, lòng đỏ trứng, thịt bò, pho-mat,…) và các thực phẩm giàu kali (sữa bò, bơ, chuối, hoai lang, khoai tây, cà chua, rau ngót, rau dền, đậu nành, trái cây khô, chocolate…). Thay vào đó, nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng phospho và kali thấp như táo, dứa, dâu tây, thịt gà, gạo trắng,…

bệnh tiểu đường

Hạn chế thực phẩm giàu phospho trong chế độ ăn

Bổ sung thêm calci

Những thực phẩm chứa nhiều phospho thường cũng giàu calci. Việc loại bỏ các thực phẩm này ra khỏi khẩu phần ăn có thể dẫn đến nguy cơ thiếu calci. Bệnh nhân có thể bổ sung thêm calci dưới các dạng thuốc uống bổ sung.

Cân bằng lượng nước uống hàng ngày

Việc uống quá nhiều nước sẽ làm tăng gánh nặng lên thận, khiến thận bị suy kiệt nhiều hơn. Do đó người bệnh tiểu đường có biến chứng tiểu đường thận chỉ nên uống một lượng nước vừa phải, ở giai đoạn nặng cần phải hạn chế uống nước để tránh làm tăng gánh nặng cho thận. Lượng nước này có thể được bổ sung thông qua lượng nước uống hàng ngày, các thực phẩm chứa nhiều nước như súp, kem, quả mọng nước,… Tốt nhất là bệnh nhân nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng về lượng nước mình nên cung cấp cho cơ thể hàng ngày.

Bệnh nhân tiểu đường cần làm gì để ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh thận đái tháo đường

Bệnh thận đái tháo đường thường có tiến triển âm thầm. Khi đã xuất hiện các triệu chứng như phù, ngứa, buồn nôn, tiểu ra máu,… thì có nghĩa là thận đã bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần chủ động kiểm tra chức năng thận và ngăn ngừa các nguy cơ dẫn đến những tổn thương trên thận.

biến chứng tiểu đường

Những thảo dược tốt cho người bệnh tiểu đường

Để ngăn ngừa sự tiến triển của các biến chứng trên thận thì việc kiếm soát đường huyết của bệnh nhân tiểu đường đóng vai trò hết sức quan quan trọng. Để có thể kiểm soát tốt đường huyết của mình, bệnh nhân cần thực hiện một chế độ ăn uống – sinh hoạt phù hợp dành riêng cho người tiểu đường. Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường trên thận.

Hiện nay, sử dụng kết hợp thảo dược cùng đơn thuốc tiểu đường của bác sĩ có khả năng giúp nhanh hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường của đường huyết cao gây ra trên thận và các cơ quan khác. Việc nhanh chóng hạ và ổn định đường huyết về mức tốt cũng là cơ sở để bác sĩ điều chỉnh giảm bớt lượng thuốc cho người bệnh.

Đơn cử như sản phẩm thảo dược Thanh Đường An khi dùng kết hợp với thuốc Tây đã giúp đường huyết giảm tốt hơn chỉ dùng thuốc Tây, và giúp bảo vệ gan thận trước tác động do đường huyết cao gây ra.

Vũ Bình

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here