Lưu ý những loại thuốc gây tăng đường huyết

0
388

Người bệnh tiểu đường cần chú ý khi sử dụng các nhóm thuốc huyết áp, bệnh thận, xương khớp, nội tiết tố,…vì chúng có thể gây tăng đường huyết.

Việc sử dụng một số nhóm thuốc kiểm soát cao huyết áp, bệnh thận, xương khớp, trầm cảm, suy giảm nội tiết tố,… có thể làm tăng đường huyết. Điều này có thể vô hại đối với người bình thường nhưng với người bệnh tiểu đường thì lại là một mối nguy hại không nhỏ. Vì vậy người bệnh tiểu đường rất cần thận trọng khi sử dụng các nhóm thuốc dưới đây, đặc biệt không nên sử dụng khi đường huyết đang tăng cao hoặc không ổn định.

Thuốc huyết áp

Các thuốc lợi tiểu như Furosemide, Bumetanide, Acetazolamide, Indapamide, Hydeochlorothiazid, Chlorothiazi dùng cho người bị tăng huyết áp, suy tim gây tăng đường huyết do trực tiếp làm giảm tiết horemone chuyển hóa đường ở tụy và làm tăng đề kháng horemone chuyển hóa đường. Cơ chế gián tiếp là hầu hết các thuốc lợi tiểu này gây thải nhiều Kali, làm hạ Kali máu là yếu tố làm giảm tiết horemone chuyển hóa đường của tuyến tụy. Đặc biệt diazoxide có tác dụng hạ huyết áp mạnh và cũng gây tăng đường huyết mạnh do tác dụng ức chế sản xuất horemone chuyển hóa đường ở tụy.

Các thuốc chẹn beta như Propanolol và Metoprolol dùng điều trị tăng huyết áp, suy tim, nhịp tim nhanh cũng gây tăng đường huyết nhẹ do làm tăng tạo glucose và giảm tiết horemone chuyển hóa đường của tuyến tụy.

Thuốc nội tiết

Glucocorticoid được sử dụng trong điều trị viêm khớp, hen phế quản, dị ứng… Dù được sử dụng theo đường uống, hay tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm tại khớp… thì thuốc này đều có thể làm tăng nặng đường huyết. Nguyên nhân là do Glucocorticoid không những làm tăng tổng hợp glucose mà còn làm tăng đề kháng horemone chuyển hóa đường.

Levothyroxin, levothyrox, L-thyroxin… được dùng để điều trị cho những người bị suy giáp trạng. Những bệnh nhân được điều trị L-thyroxin liều cao sẽ gặp phải tình trạng tăng đường huyết do thuốc làm tăng đề kháng dẫn đến làm giảm tác dụng của horemone chuyển hóa đường.

Thuốc tránh thai Estrogen, Progesterone có khả năng gây tăng đường huyết do làm tăng đề kháng với horemone chuyển hóa đường ở các mô. Đặc biệt phụ nữ thừa cân, béo phì hoặc có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc này.

thuốc điều trị đái đường - thuốc tiểu đường
Một số nhóm thuốc điều trị có thể gây tăng đường huyết

Thuốc an thần

Theo kết quả một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Archives of Internal Medicine, bệnh nhân tiểu đường lớn tuổi được chỉ định dùng thuốc an thần có nguy cơ tăng đường huyết, đặc biệt trong 2 tuần lễ đầu. Tỷ lệ tăng đường huyết ở những bệnh nhân này là 50% cao hơn so với số bệnh nhân nhóm chứng không sử dụng thuốc an thần trong thời gian ít nhất 6 tháng theo dõi.

Các thuốc an thần như: olanzapine, quetiapine, risperidone,… làm giảm tiết horemone chuyển hóa đường, là nguyên nhân tăng đường huyết.

Thuốc chống viêm

Các thuốc chống viêm như các chế phẩm của Cortisol như Prednisolon, Methylprednisolon, Dexamethason, Glucosamin không trực tiếp làm tăng đường huyết nhưng gián tiếp ảnh hưởng lên sự bài tiết horemone chuyển hóa đường. Các thuốc này có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, được dùng để kiểm soát nhiều bệnh liên quan đến phản ứng viêm (như viêm khớp hay dị ứng). Cortisol có vai trò chuyển hóa glucose mạnh hơn nên gây tăng đường huyết mạnh hơn các thế phẩm của nó. Dạng thuốc tiêm hấp thu vào máu nhanh hơn nên cũng gây hạ đường huyết nhanh hơn dạng thuốc uống.

Các thuốc khác tránh sử dụng với thuốc tiểu đường

Ngoài ra, một số thuốc cũng gây tăng đường huyết nhẹ như: thuốc kháng viêm không steroid; thuốc chống mỡ máu niacin, acid béo marin (trong dầu cá), nicotin (trong thuốc lá), cafein (trong cà phê). Tuy nhiên, các thuốc này chỉ gây tăng ở mức độ không đáng kể nên vẫn có thể sử dụng theo liều chỉ định.

Các thuốc chứa đường vời hàm lượng cao như siro ho, dung dịch tiêm truyền glucose,… gây tăng đường huyết nhiều. Các thuốc chứa đường với hàm lượng thấp (như viên bao đường) không gây tăng đường huyết đáng kể ở liều sử dụng.

thuốc điều trị đái đường - chữa bệnh tiểu đường
Siro chứa hàm lượng đường cao gây tăng đường huyết

Những loại thuốc trên có thể làm giảm hiệu lực kiểm soát đường huyết của thuốc tiểu đường nhưng vẫn là thuốc quan trọng với các bệnh liên quan. Người bệnh tiểu đường cần nhờ bác sĩ tư vấn để thay thế loại gây tăng đường huyết mạnh bằng loại có tác dụng tăng đường huyết nhẹ hoặc nếu bắt buộc thì dùng ở liều lượng thấp nhất; không hút thuốc lá, dùng nhiều cà phê và lạm dụng các loại thuốc an thần. Nếu theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh bắt buộc phải sử dụng một trong các thuốc trên thì có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có tác dụng hạ đường huyết để giữ đường huyết ổn định mà vẫn giữ được hiệu quả của thuốc chữa bệnh tiểu đường.

Thanh Mai

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here