Liệu pháp tâm lý cho người bệnh tiểu đường

0
294

Căn bệnh tiểu đường không chừa một ai. Vì thế nên mọi người cần chuẩn bị sẵn một lượng kiến thức để biết mình có mắc bệnh hay không, và tránh tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

Tâm lý của người bệnh khi phát hiện mắc bệnh tiểu đường?

Đặc biệt với những người khi được khám định kỳ ngẫu nhiên phát hiện đường máu tăng lên cao, khả năng chối bỏ bệnh càng lớn với biện minh rằng mình vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, có thấy cơ thể có biểu hiện gì đâu? Sự chủ quan bỏ qua và sinh hoạt như bình thường mà không đề phòng góp phần thúc đẩy căn bệnh ngày càng phát triển và ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe.

Đến lúc người bệnh tiểu đường cảm thấy những dấu hiệu bất thường của các biến chứng thì lúc đó tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng nề hơn rất nhiều. Chính vì quá tự tin vào bản thân và thái độ lạc quan không thực tế, không cần đến sự giúp đỡ của các biện pháp y tế đã khiến người bệnh phải trả giá.

bệnh tiểu đường
Người bị tiểu đường thường có tâm lý lo lắng khi phát hiện bệnh

Với nhóm đối tượng có trình độ hiểu biết, khi phát hiện bị bệnh, họ tìm hiểu tài liệu và học hỏi từ những người đã bị tiểu đường trước đó. Nhưng sau khi có những thông tin bệnh, họ sợ hãi và luôn sống trong nỗi ám ảnh biến chứng, bệnh tật. Bất cứ sự thay đổi nào dù nhỏ nhất trong cơ thể cũng làm họ lo lắng tột độ.

Ví dụ ngồi lâu một chút bị tê chân vì thiếu máu tạm thời sẽ được quy kết do biến chứng thần kinh, mắt nhìn kém đi là do sự tăng, giảm đường máu quá nhanh. Chính sự lo lắng thái quá, vội vàng kết luận này đã ăn mòn sinh lực của người bệnh, khiến họ mất ăn, mất ngủ, và ảnh hưởng đến cả những người xung quanh.

Trong trường hợp này, người bệnh tiểu đường hãy tìm đến các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa làm những xét nghiệm cần thiết và cần có sự tin tưởng vào sự tư vấn của các bác sĩ. Điều quan trọng là hãy bình tĩnh, không nên lo lắng quá vì bị tiểu đường không phải là dấu chấm hết tất cả, trái lại bạn vẫn có thể tiếp tục làm việc và sáng tạo.

Tuy nhiên, thời điểm này bạn cần thay đổi lại lối sống theo chiều hướng có lợi cho sức khoẻ: Thay đổi chế độ ăn uống: hạn chế đồ ngọt, tinh bột, ăn nhiều rau xanh chất xơ và tăng cường tập luyện thể dục thể thao.

Bình tĩnh, lạc quan để vượt qua bệnh tiểu đường thật đơn giản

tâm lý mắc bệnh tiểu đường
Bình tĩnh, lạc quan để vượt qua căn bệnh tiểu đường

Sau khi đã được chẩn đoán rõ ràng, người bệnh tiểu đường cần bình tĩnh đã vượt qua giai đoạn không tin, chối bỏ sự thật. Khi ấy, cuộc sống sẽ đi theo hướng tích cực hơn, đường máu dần ổn định, sức khoẻ khá hơn vì không còn bị nỗi lo ban đầu ám ảnh. Hãy luôn tin rằng: đội ngũ chuyên gia y học thế giới vẫn đang tìm kiếm những phương pháp hỗ trợ điều trị, tìm các loại thuốc mới hiệu quả hơn, nhanh và ít đau đớn hơn.

Thăm khám định kỳ, tham gia các câu lạc bộ dành cho người bệnh tiểu đường cũng là cách giúp người bệnh có thêm kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau khi trò chuyện.

Ngoài ra cũng đừng nên quá tin vào những lời quảng cáo hay đồn thổi về các phương pháp truyền miệng hay gia truyền nào đó có thể chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường. Vì thực tế hiện nay, chưa có thuốc nào chữa dứt điểm căn bệnh này.

Hãy luôn giữ bình tĩnh, tinh thần lạc quan, kiên trì sử dụng thuốc cùng các sản phẩm thuốc tiểu đường từ thảo dược như Dây thìa canh, Chè đắng, Hoàng kỳ; kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết và sống chung với bệnh tiểu đường.

Văn Hiệp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here