Hạ đường huyết do bệnh tiểu đường

0
70

Bệnh tiểu đường thường khiến huyết áp cao nhưng người bệnh có thể bị hạ huyết áp do các tình trạng nguy hiểm như mất nước, nhiễm toan ceton, bệnh thần kinh.

Huyết áp bình thường ở người trưởng thành là dưới 120/80 mm Hg. Huyết áp thấp (hạ huyết áp) đáng lo ngại khi gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, cảm giác lâng lâng, nhìn mờ, ngất xỉu. Huyết áp thấp có thể do nhiều nguyên nhân như thiếu máu, mất nước, nhiễm trùng, sốc phản vệ, chảy máu, suy tim, suy giáp… nhưng có thể do bệnh tiểu đường. Nhiều người bệnh tiểu đường bị huyết áp cao nhưng bệnh cũng có thể gây ra huyết áp thấp do mất nước, tổn thương hệ thần kinh hoặc tác dụng phụ của thuốc.

Mất nước

Lượng đường trong máu cao là đặc trưng của bệnh tiểu đường. Đường huyết quá cao sẽ khiến đường rò rỉ vào nước tiểu. Cơ thể phản ứng để loại bỏ đường khỏi nước tiểu, kéo theo loại bỏ nhiều nước dẫn đến mất nước. Mất nước dẫn đến hạ huyết áp.

Một tình trạng nghiêm trọng hơn là nhiễm toan ceton do tiểu đường, dẫn đến mất nước với lượng đường trong máu và trong nước tiểu cao. Nhiễm toan ceton có thể gây ra huyết áp thấp kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, đi tiểu thường xuyên và khô miệng. Huyết áp thấp do nhiễm toan ceton tiểu đường có thể gây ngất xỉu, hôn mê, thậm chí tử vong.

Hạ đường huyết do bệnh tiểu đường
Hạ đường huyết do bệnh tiểu đường

Bệnh thần kinh tự trị

Người mắc bệnh tiểu đường lâu năm có thể bị tổn thương dây thần kinh do lượng đường trong máu cao mạn tính, dẫn đến bệnh thần kinh tự trị. Trong bệnh lý thần kinh tự trị, các dây thần kinh bị tổn thương không truyền tín hiệu thích hợp đến các mạch máu để co lại nhằm duy trì mức huyết áp ổn định. Điều này có thể gây ra các đợt huyết áp thấp, đôi khi làm giảm huyết áp đột ngột,nhất là khi đứng. Huyết áp thấp do bệnh thần kinh tự trị có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng và thậm chí là té ngã, gây nguy hiểm tính mạng.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường có thể gây ra tác dụng phụ là hạ huyết áp. Ví dụ, thuốc ức chế đồng vận chuyển natri-glucose2 như canagliflozin, dapagliflozin hoặc empagliflozin có thể gây hạ huyết áp. Người bệnh tiểu đường khi sử dụng các loại thuốc này cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Để không bị hạ huyết áp do mất nước quá mức, người tiểu đường cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu và giữ đủ nước. Người thường xuyên bị huyết áp thấp sau bữa ăn, ngồi sau khi đứng lên hoặc đứng lâu cần tránh ăn các bữa lớn mà nên chia nhỏ các bữa ăn, uống nhiều nước và tránh đồ uống có hàm lượng đường cao, tránh uống rượu, không đứng trong thời gian dài và đứng lên từ từ.

Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, khó đứng vững như muốn ngất xỉu, tốt nhất nên ngồi hoặc nằm xuống, tránh bị thương trong trường hợp bị ngã hoặc ngất xỉu. Bạn có thể dùng thuốc tăng huyết áp theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần được nhanh chóng đến bệnh viện nếu gặp phải các triệu chứng hạ huyết áp như nhịp tim không đều, tức ngực, khó thở, ngất xỉu, sốt cao trên 38 độ, phân màu đen.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here