Dấu hiệu hạ đường huyết quá mức ở người bệnh tiểu đường

0
1147

Hạ đường huyết là một tình trạng của cơ thể, khi lượng đường trong máu (glucose) bị giảm thấp. Cần chú ý rằng, hạ đường huyết không phải là một căn bệnh, mà chỉ là một dấu hiệu của một vấn đề cấp tính đối với sức khỏe. Ở những người bệnh tiểu đường đang được điều trị thì hạ đường huyết quá mức là một biến chứng rất dễ gặp phải, nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời.

biến chứng tụt đường huyết 1
hạ đường huyết quá mức là một biến chứng rất dễ gặp phải

Nguyên nhân tình trạng hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Tình trạng hạ đường huyết xảy ra ở người bệnh tiểu đường có thể là do:

  • Quá liều insulin hoặc do insulin hấp thu quá nhanh
  • Quá liều thuốc điểu trị tiểu đường
  • Sai lầm về chế độ ăn: bỏ bữa, ăn quá ít, ăn quá xa thời điểm dùng insulin hoặc các thuốc tiểu đường
  • Hoạt động thể lực quá mức, đặc biệt là tại thời điểm xa bữa ăn
  • Uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ
  • Uống nhiều rượu
  • Làm cách nào để nhận biết mình đang bị hạ đường huyết.

Hạ đường huyết có thể bắt đầu với những dấu hiệu trên hệ tiêu hóa, bệnh nhân sẽ cảm thấy đói, cồn cào, xót ruột, thậm chí là đau ngực. Cùng với đó, nhịp tim của bệnh nhân sẽ trở nên bất thường, da nhợt nhạt, thiếu sức sống, vã mồ hôi. Đặc biệt, do thiếu đường cung cấp cho não, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng trên thần kinh như giảm hoạt động trí tuệ, lú lẫn, thay đổi tính tình, nhìn đôi, nhìn ba, dễ kích động, ác mộng và rối loạn giấc ngủ (vào ban đêm),… Một số trường hợp ghi nhận rằng những người bị hạ đường huyết nặng có những biểu hiện như người say: di chuyển vụng về, nói nhảm, mê sảng. Nếu không được cấp cứu kip thời, bệnh nhân có thể rơi vào cơn hôn mê sâu.

biến chứng tụt đường huyết 2
Cần lưu ý khi thấy các dấu hiệu tụt đường huyết quá mức

Bản thân người bệnh tiểu đường có thể chủ động nhận biết và phòng người chứng hạ đường huyết bằng cách sử dụng máy đo đường huyết và theo dõi nồng độ đường huyết của mình. Khi nồng độ đường huyết ở ngưỡng thấp (ở mức 70 mg/dL tương đường 3,9 mmol/L hoặc thấp hơn), thì cần xử trí ngay trước khi các triệu chứng nặng hơn xuất hiện.

Nguy cơ gặp phải khi không điều trị kịp thời

Nếu không được điều trị kịp thời chứng hạ đường huyết, bệnh nhân có thể mất ý thức và tổn thương thần kinh nghiêm trọng. Nguyên nhân là do bộ não con người cần glucose để hoạt động. Khi đó, bệnh nhân có thể lên cơn co giật, động kinh thậm chí là tử vong.

Trong trường hợp bệnh nhân đang lao động hoặc tham gia giao thông trên đường, tình trạng mất ý thức có thể khiến bệnh nhân bị ngã, tai nạn và chấn thương.

Xử trí nhanh chóng khi có dấu hiệu hạ đường huyết

Hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường có thể được coi là một biến chứng cấp và cần xử trí càng sớm càng tốt. Thực hiện các biện pháp giúp nhanh chóng đưa lượng đường máu trở lại ngưỡng cho phép với thức đường, đồ uống hoặc thức ăn có chứa đường, thuốc, hormone.

Đôi khi triệu chứng hạ đường huyết cũng có thể nhầm lẫn với những bệnh khác, vì vậy bệnh nhân cần để ý khoảng cách bữa ăn của mình, khoảng cách thời gian uống hoặc chích thuốc trị tiểu đường, … để chắc chắn rằng đúng là hạ đường huyết chứ không phải do nguyên nhân khác. Những người thường hay bị hạ đường huyết nên có máy đo đường huyết cầm tay để tiện kiểm tra.

biến chứng tụt đường huyết 3
Nên ăn hoặc uống đồ ngọt khi có những triệu chứng trên

Ngay khi bệnh nhân có những dấu hiệu ban đầu như run, chóng mặt, vã mồ hôi, bồn chồn, lo lắng, nhức đầu, đói, tim đập nhanh,… có thể xử trí nhanh chóng bằng cách cho bệnh nhân ngậm kẹo, uống nước ngọt, ăn chút đường. Sau đó, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để theo dõi, kiểm tra lại để xác định chính xác nguyên nhân gây hạ đường huyết. Trường hợp bệnh nhân đã rơi vào hôn mê thì không nên cho bệnh nhân ăn / uống vì có thể gây ngạt. Lúc này cần ngay lập tức đưa đến cơ sở y khoa gần nhất để cấp cứu kịp thời

Phòng ngừa hạ đường huyết bằng cách nào?

Biến chứng tiểu đường hạ đường huyết có thể phòng ngừa được, chỉ cần bệnh nhân kiểm soát tốt đường huyết theo những lời khuyên sau đây:

  • Tránh bỏ bữa hoặc ăn kiêng quá mức, nhất là khi có vận động thể lực.
  • Nên vận động thể lực vừa sức, tránh quá sức.
  • Sử dụng insulin hoặc thuốc tiểu đường cần đảm bảo đúng theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi đường huyết thường xuyên để bác sĩ điều chỉnh liều phù hợp
  • Ở người có đường huyết thất thường, nên theo dõi đường huyết vào nhiều thời điểm trong ngày và thực hiện chế độ chia nhỏ bữa ăn.
  • Tránh uống rượu, bia, nhất là ở người bệnh tiểu đường kèm suy giảm chức năng gan hoặc lúc đói bụng

Mai Nguyễn

 

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here