Chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc

0
111

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi insulin của tụy bị thiếu hay giảm hiệu quả trong việc chuyển hoá đường trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Triệu chứng thường gặp của bệnh là ăn nhiều, đói nhiều, tiểu nhiều, khát nhiều.

Phân loại bệnh tiểu đường

Có ba loại tiểu đường chính, gồm:

Đái tháo đường type 1

Hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin, là một tình trạng tự miễn dịch. Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công nhầm và phá huỷ các tế bào bela trong tuyến tuỵ sản xuất insulin. Gây ra các tổn thương, thiếu hụt insulin và phải sử dụng nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào cơ thể để kiểm soát đường huyết. Bệnh thường xuất hiện sớm ở người trẻ tuổi. Các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến hiện tượng cơ thể tự tấn công tuyến tuỵ, có thể do di truyền hoặc do môi trường.

chữa tiểu đường không dùng thuốc
Đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 2

Đây là loại tiểu đường thường gặp nhất. Thông thường, với bệnh Đái tháo đường type 2, trong cơ thể vẫn còn sản xuất insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó. Điều này được gọi là đề kháng insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Đái đường type 2.

Đái tháo đường thai kỳ

Đây là dạng tiểu đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai. Bệnh có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh Đái tháo đường type 2 sau này.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Triệu chứng chung:

  • Uống nhiều, tiểu nhiều, khát nhiều
  • Ăn nhiều, đói nhiều, gầy nhiều
  • Mệt mỏi, uể oải
dấu hiệu bệnh tiểu đường
Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Ở tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng ít gặp hơn là:

  • Táo bón
  • Nhìn mờ
  • Nhiễm trùng
  • Chuột rút

Ở tiểu đường tuýp 2, các triệu chứng có thể không được nhận ra trong nhiều năm liền, chỉ tới khi có biến chứng, như loét chân hoặc nhìn mờ thì bệnh mới được chẩn đoán. Nên nhớ, không phải tất cả các dấu hiệu đều xuất hiện cùng lúc. Vì thế, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào như trên, hãy kiểm tra sớm để loại trừ nguy cơ bệnh tiểu đường.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường

Nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có thể làm bệnh nhân tàn phế, thậm chí tử vong.

Biến chứng cấp tính

Do đường huyết tăng cao, có thể gây hôn mê nhiễm cetone hay hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính, thường do quá liều thuốc tiêm gây nên. Có thể do bệnh nhân nhịn đói, kiêng khem quá mức. Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê và thậm chí tử vong.

biến chứng bệnh tiểu đường
Các biến chứng của bệnh tiểu đường

Biến chứng mãn tính

  • Biến chứng tim mạch: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não và mạch máu ngoại biên đưa đến đoạn chi.
  • Biến chứng mắt: Bệnh lý võng mạc do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, giảm thị lực.
  • Biến chứng thận: là biến chứng mãn tính thường gặp của Đái tháo đường, gây bệnh thận giai đoạn cuối, suy thận. Bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc để duy trì cuộc sống.
  • Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh ngoại biên do Đái tháo đường gây mất cảm giác ở chân, tay hay dị cảm, tê, gây đau nhức… là nguy cơ của nhiễm trùng chân đưa đến đoạn chi.

Nên làm gì khi đã được chẩn đoán bị tiểu đường?

Khi được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bạn không nên quá hốt hoảng cũng không nên thờ ơ, xem nhẹ tình trạng bệnh. Bệnh có tính chất mãn tính và có thể gây nhiều biến chứng. Do đó cần phải có thái độ bình tĩnh để sắp xếp lại mọi sinh hoạt, thói quen ăn uống… và cách sống sao cho phù hợp với tình trạng bệnh. Dưới đây là 4 phương pháp giảm đường huyết phổ biến hiện nay:

Phương pháp không dùng thuốc

Phương pháp áp dụng khi mới phát hiện tiểu đường. Lúc này, chỉ số đường huyết không quá cao, chưa gây ra biến chứng cấp tính.

Điều chỉnh chế độ ăn: Bệnh nhân giảm lượng glucose nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng, vitamin và các chất điện giải cho cơ thể. Duy trì cân nặng hợp lý, không để sụt cân quá mức. Đối với tiểu đường type 2 kèm béo phì, cần có chế độ ăn ít calo (dưới 1.200 kcal mỗi ngày) để giảm 20-25% so với nhu cầu năng lượng.

Vận động thể lực: Phương pháp này cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường, nhưng lại ít được chú trọng áp dụng. Luyện tập mang lại lợi ích to lớn, có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường như: giúp giảm cân, giảm đề kháng insulin, cải thiện dung nạp glucose và nồng độ lipid máu. Ngoài ra, luyện tập phù hợp với thể trạng còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cơ bắp dẻo dai, ổn định hệ tiêu hóa…

chữa tiểu đường không cần dùng thuốc
Phương pháp không dùng thuốc

Liệu pháp thực hành y học tâm cơ thể: Thiền, yoga, thái cực quyền không chỉ mang lại lợi ích tương tự như vận động thể lực, mà còn giúp giảm stress oxy hóa trong tiểu đường – nguyên nhân gây đề kháng insulin và rối loạn tế bào β của đảo tụy.

Sản phẩm bổ trợ: Có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ giúp ổn định mức đường huyết trong ngưỡng an toàn.

Phương pháp y học hiện đại

Insulin: Đây là chỉ định bắt buộc đối với tiểu đường type 1, tiểu đường thai kỳ, tiểu đường type 2 có mức đường huyết quá cao, nguy cơ gây biến chứng cấp tính hoặc người suy gan, suy thận nặng.

Thuốc uống hạ đường huyết: Thuốc được chỉ định sau khi chế độ ăn và vận động thể lực kiểm soát đường huyết áp dụng thất bại. Các thuốc được chia theo nhóm công dụng như chậm hấp thu glucose, kích thích bài tiết insulin, tăng tác dụng glucose, giảm tân tạo glucose, giảm đề kháng insulin. Lưu ý vẫn phải kết hợp dùng thuốc với chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp.

Phương pháp y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, không có bệnh danh tiểu đường. Các biểu hiện khi đường huyết trong máu tăng như khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều, mau đói, thèm ăn… được mô tả trong chứng tiêu khát và chia thành các thể bệnh: phế âm hư, vị âm hư, thận âm hư, thận dương hư.

Phép trị chung là lấy dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch làm cơ sở. Một số bài thuốc cổ phương được nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng có tác dụng giảm và ổn định đường huyết như Lục vị tri bá, Lục vị kỹ cúc, Thiên vương bổ tâm, Tiêu khát phương.

Trên lâm sàng, thầy thuốc điều trị chú ý các thể bệnh thiên về chủ chứng, mà gia giảm các dược liệu theo cơ sở tác dụng nêu trên. Bên cạnh đó, người thầy thuốc y học cổ truyền còn lưu tâm đến các triệu chứng và biến chứng kèm theo để phối hợp các vị thuốc. Y học cổ truyền chú trọng phải đảm bảo an toàn cho người bệnh khi sử dụng thường xuyên, lâu dài.

Dược liệu hỗ trợ điều trị tiểu đường và các triệu chứng kèm theo khá phong phú như Dây thìa canh, mạch môn, chè đắng, hoàng kỳ, giảo cổ lam, ngũ vị tử, nghệ… Hiện nay, các vị thuốc này đã được nghiên cứu và chiết xuất dạng cao đậm đặc để bào chế thành viên uống Thanh Đường An thuận tiện sử dụng cho người bệnh. Phân tích tác dụng các thành phần dược liệu có trong Thanh Đường An cho thấy:

  • Dây thìa canh: tác dụng hạ đường huyết, phục hồi tế bào beta đảo tụy, hạ cholesterol
  • Giảo cổ lam: giúp tế bào hoạt động hiệu quả hơn, giảm cholesterol trong máu, tăng cường miễn dịch, chống viêm, bảo vệ gan chống tổn thương gan, hạ men gan.
  • Chè đắng: hạ đường huyết, giảm cholesterol, giảm mỡ máu, giảm chứng cao huyết áp, chống oxy hóa, và tăng cường lưu thông máu.
  • Mạch môn: phục hồi đảo tụy, giảm đường huyết.
  • Ngũ vị tử: cải thiện độ nhạy cảm với hoạt chất kiểm soát đường và bổ dưỡng cho cơ thể.
  • Hoàng kỳ: tăng đề kháng hoạt chất kiểm soát đường, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thận do đái tháo đường, cải thiện chức năng thận.
  • Nghệ: tăng nhạy cảm của mô đích đối với hoạt chất kiểm soát đường, phòng ngừa những tổn thương do độc chất gây ra trên gan.
thanh đường an chữa tiểu đường
Thanh Đường An hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường

Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh cho kết quả, Thanh Đường An có tác dụng 3 trong 1 đối với đường huyết, mỡ máu và gan thận:

  • Giảm nhanh đường huyết và duy trì ổn định; phòng ngừa, hạn chế tiến triển biến chứng của đái tháo đường.
  • Tăng cường bảo vệ gan và thận trước các gốc tự do, giúp giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Đó là lý do đã có hàng ngàn người tin tưởng sử dụng Thanh Đường An để kiểm soát đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường mà không cần dùng thuốc hóa dược với nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here