Tiểu đường thai kỳ và những điều bạn nên biết

0
283

Do sự thay đổi của chế độ dinh dưỡng, sản sinh hooc-mon trong cơ thể cùng nhiều yếu tố như tuổi tác, di truyền,… nên tỉ lệ phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ ngày càng gia tăng.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, thông qua tổng đài tư vấn cho thấy vẫn còn nhiều bà mẹ chưa hiểu rõ hết về căn bệnh này. Trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm kiến thức về việc xác định các dấu hiệu bệnh và xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, từ đó có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới thai nhi.

Đường huyết của người mẹ cao không ảnh hưởng đến đường huyết của thai nhi?

Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Đường huyết của bé có thể tăng cao nếu đường huyết của người mẹ cao, điều này gây ra nhiều vấn đề với chu kỳ thai nghén. Tuy nhiên, có những em bé khi sinh ra thì mức đường huyết có thể hạ xuống.

tiểu đường thai kỳ
Mẹ mang thai có đường huyết cao sẽ ảnh hưởng đến đường huyết của bé

Những yếu tố nào cho thấy phụ nữ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường thai kỳ?

Phụ nữ khi mang thai cần lưu ý các yếu tố: Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường, thừa cân, tuổi tác. Nếu trong gia đình có người bị tiểu đường sẽ làm tăng khả năng tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ. Thừa cân là yếu tố cản trở khả năng sản xuất đủ horemone chuyển hóa đường của cơ thể. Phụ nữ mang thai khi tuổi càng cao sẽ càng dễ bị tiểu đường thai kỳ. Hoặc có những trường hợp cá biệt là dù không có yếu tố nào thì người mẹ mang thai vẫn có thể bị tiểu đường thai kỳ.

Người mẹ sẽ hết bệnh tiểu đường thai kỳ sau khi sinh em bé?

Điều này là đúng. Đối với tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là căn bệnh đeo bám suốt đời, thì tiểu đường thai kỳ thường chỉ diễn ra trong thời gian mang thai. Lý do là các hooc-môn của bánh rau sinh ra đôi khi ức chế hoạt động của horemone chuyển hóa đường đối với tế bào cơ thể người mẹ dẫn dến làm tăng lượng đường trong máu. Sau khi sinh, những hooc-mon này sẽ hết tác động và đường huyết người mẹ trở lại bình thường. Tuy nhiên, người mẹ cần cẩn thận vì bệnh tiểu đường thai kỳ có thể là dấu hiệu cho thấy họ sẽ bị tiểu đường sau này.

tiểu đường thai kỳ 2
Sau sinh, đường huyết của người mẹ sẽ trở lại bình thường

Khi nào người mẹ nên test dung nạp glucose đường uống để phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ?

Các bác sĩ chăm sóc sức khỏe thai kỳ sẽ yêu cầu thai phụ test dung nạp glucose đường uống để phát hiện tiểu đường thai nghén vào tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Trường hợp người mẹ có các yếu tố nguy cơ thì xét nghiệm đường huyết được thực hiện sớm hơn.

Test dung nạp glucose đường uống có ý nghĩa gì và được thực hiện như thế nào?

Test dung nạp glucose đường uống là xét nghiệm giúp đánh giá việc cơ thể người mẹ xử lý đường nhận được qua ăn uống như thế nào. Xét nghiệm được thực hiện bằng cách cho người mẹ uống dung dịch đường glucose sau khi nhịn ăn qua đêm. Sau đó tiến hành đo đường huyết trong những thời gian nhất định.

tiểu đường thai kỳ 4
Xét nghiệm dung nạp đường huyết

Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng gì nếu người mẹ không được điều trị khi bị bệnh tiểu đường thai kỳ?

Người mẹ khi mang thai bị bệnh tiểu đường thai kỳ mà không được điều trị sẽ khiến trẻ gặp phải nhiều rủi ro như:

– Cân nặng to hơn bình thường: Do đường huyết trong máu mẹ cao khiến tuyến tụy của thai nhi sản sinh nhiều horemone chuyển hóa đường hơn.

– Hội chứng suy hô hấp: Điều này có thể xảy đến do bé bị sinh non khi phổi chưa phát triểu đầy đủ hoặc do đường huyết cao.

– Hạ đường huyết: Do horemone chuyển hóa đường do sản sinh trong cơ thể của thai nhi ở mức cao, nên nó có thể khiến em bé bị hạ đường huyết sau khi chào đời. Đường huyết thấp có thể khiến trẻ bị co giật.

– Vàng da: Em bé có thể bị vàng da trong 28 ngày đầu sau sinh.

Phụ nữ đã bị bệnh tiểu đường có thể kiểm soát bệnh khi mang thai bằng cách nào?

– Ăn thực phẩm lành mạnh, chế độ ăn cân đối và kết hợp tập luyện thường xuyên.

– Hạn chế tăng cân quá nhiều khi mang thai.

– Kiểm tra đường huyết thường xuyên và sử dụng horemone chuyển hóa đường đường huyết tăng quá cao.

tiểu đường thai kỳ 3
Duy trì tập luyện thường xuyên giúp kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ bằng thuốc tiểu đường nào?

Việc kiểm soát bệnh tùy thuộc theo chỉ định của bác sĩ theo dõi. Có khoảng 20% phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ được kê đơn tiêm để kiểm soát đường huyết. Số khác được kê đơn thuốc tiểu đường điều trị, tuy nhiên điều này có thể không an toàn cho thai nhi nên cần cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng.

Phụ nữ sau sinh có cần thiết phải làm xét nghiệm đường huyết không?

Điều này là hoàn toàn cần thiết. Sau khi sinh 6-12 tuần, người mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên kiểm tra để xem liệu đường huyết đã trở lại bình thường chưa. Và cứ sau khoảng 1 năm, nên kiểm tra lại vì tiểu đường thai kỳ có thể cảnh báo nguy cơ bị tiểu đường typ 2 sau này. Có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược để phòng ngừa nguy cơ này.

tiểu đường thai kỳ 5
Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên kiểm tra đường huyết thường xuyên

Bích Hoa

 

 

 

 

 

 

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here