Tiểu đường và bệnh gan – Mối quan hệ mật thiết

0
462

Người bệnh tiểu đường thường quan tâm đến biến chứng mắt, biến chứng tim mạch, biến chứng thận hay vết loét khó lành… mà ít để ý rằng gan cũng là cơ quan ảnh hưởng nghiêm trọng do căn bệnh này.

Mối quan hệ giữa bệnh gan và bệnh tiểu đường

Thống kê cho thấy, khoảng 30% người tiểu đường bị xơ gan. Gan là một cơ quan nhạy cảm, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và mỡ máu. Tiểu đường vốn là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid mạn tính. Khi rối loạn chuyển hóa glucid lâu dài sẽ kéo theo rối loạn chuyển hóa lipid, gây tăng mỡ trong máu và có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.

Ngoài ra, quá trình đường huyết tăng cao cũng là một tác nhân gây ảnh hưởng chức năng gan. Khi nồng độ chất oxy hóa tăng, mô gan rất dễ bị tổn thương.

Bệnh gan do biến chứng tiểu đường thường tiến triển qua 4 giai đoạn chính:

  • Gan nhiễm mỡ: Khi lượng mỡ tích tụ đạt hơn 5% trọng lượng gan nhưng chưa đến mức làm xuất hiện các triệu chứng.
  • Viêm gan: Lượng mỡ tăng cao dẫn đến gan bị viêm, có thể xuất hiện cơn đau vùng hạ sườn phải.
  • Xơ hóa gan: Các mô sẹo bắt đầu phát triển, gan hoạt động kém hiệu quả hơn trước.
  • Xơ gan: Mô gan bình thường dần được thay thế bằng mô sẹo khiến chức năng gan bị giảm mạnh, nếu không được ngăn chặn có thể tiến triển thành suy gan.
biến chứng tiểu đường
Tiểu đường và bệnh gan có mối quan hệ mật thiết

Cách nào giúp bảo vệ gan khi bị tiểu đường?

Chìa khóa đầu tiên để người bệnh tiểu đường bảo vệ lá gan là kiểm soát tốt chỉ số đường huyết. Lượng đường trong máu ổn định sẽ tránh những yếu tố nguy cơ gây tổn hại đến gan.

Trong bệnh tiểu đường, cần đảm bảo điều trị đúng và đủ theo đơn thuốc của bác sĩ, ngoài ra nên kết hợp phương pháp điều trị không dùng thuốc gồm có:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

  • Hạn chế chất ngọt và tinh bột (được gọi chung là chất bột đường), hạn chế dùng dầu thực vật đã qua chiên rán.
  • Ăn đủ chất đạm để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, ưu tiên chất đạm từ thực vật, từ thủy – hải sản rồi đến thịt gia cầm hơn là thịt đỏ – thịt từ gia súc.
  • Tăng lượng chất xơ có trong rau xanh, trái cây ít ngọt.
  • Hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá.

Vận động

Luyện tập vừa sức ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày trong tuần. Bài tập vận động nên được thực hiện liên tục, có thể chọn lựa các môn vừa sức như đi bộ nhanh, chạy bộ, cầu lông, bơi lội, bài tập dưỡng sinh, yoga….

Thảo dược

Một số loại thảo dược có tác dụng hạ và ổn định đường huyết, có thể được dùng hằng ngày như dây thìa canh, mạch môn, ngũ vị tử; nên kết hợp thêm những thảo dược có tác dụng giảm máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ như chè đắng, nghệ; tác dụng bảo vệ gan như giảo cổ lam; bảo vệ thận như hoàng kỳ.

Thanh Đường An với sự kết hợp của Giảo cổ lam, Dây thìa canh, Chè đắng, Hoàng kỳ, Mạch môn, Ngũ vị tử, Nghệ vừa giúp ổn định đường huyết, giảm gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, đồng thời tăng cường bảo vệ chức năng gan là giải pháp vẹn cả đôi đường. Nghiên cứu tại Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Thành Phố Hồ Chí Minh theo hướng kết hợp Đông – Tây y khi phối hợp dùng Thanh Đường An và thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ đã mang lại kết quả vượt hơn mong đợi khi đáp ứng được các mục tiêu kiểm soát đường huyết mà không ảnh hưởng đến các chỉ số công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, chỉ số men gan, chức năng thận.

biến chứng tiêu đường
Thanh Đường An giúp giảm đường huyết, mỡ máu và bảo vệ gan thận hiệu quả

Đường huyết cao kéo dài có thể tác động xấu đến gan. Ngược lại, các bệnh lý về gan cũng gây khó khăn cho việc kiểm soát đường huyết. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên kiểm tra chức năng gan định kỳ giúp kịp thời phát hiện, và có phương pháp điều trị phù hợp.

Đỗ Vy

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here