Tại sao người bệnh tiểu đường thường có chỉ số triglyceride cao?

0
273

Khoảng 80% những người bị bệnh tiểu đường có hàm lượng triglyceride cao. Đây là một trong số những thành phần của hội chứng chuyển hóa, như đường huyết, huyết áp cao, HDL (cholesterol) thấp…, thủ phạm tăng bệnh bệnh tim, đột quỵ và nhiều chứng bệnh nan y khác.

Triglyceride là gì?

Triglyceride là các phân tử chất béo tạo nên phần lớn các chất béo trong cơ thể và các chất béo trong thức ăn. Cùng với cholesterol, triglyceride là những chất béo lưu thông trong máu của cơ thể cơ thể. Thuật ngữ y học gọi đây là căn bệnh triglyceride cao (hypertriglyceridemia), dân gian gọi nôm na là mỡ máu cao.

Nếu xét nghiệm máu lúc đói, triglyceride bình thường là dưới 150mg/dL. Giới hạn tiền tăng triglyceride từ 150 – 199mg/ dL. Mức triglyceride cao từ 200 – 499mg/Dl và trên 500mg/dL được xem là cực cao. Triglyceride cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bệnh tim mạch, đột quỵ và tổn thương thần kinh. Khoa học đã tìm thấy nhiều mối liên hệ giữa mức độ triglyceride cao kinh niên với nguy cơ xơ vữa động mạch, cũng như mức kháng insulin.

bệnh tiểu đường 1
Người bệnh tiểu đường thường có chỉ số triglyceride cao

Nguyên nhân tăng triglyceride ở người bệnh tiểu đường

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho triglyceride tăng cao ở người bệnh tiểu đường, trong đó có các nguyên nhân phổ biến dưới đây:

Không kiểm soát được tiểu đường tuýp 2: khi tiểu đường không được kiểm soát trong giới hạn có lợi, cả glucose (đường huyết) và insulin tăng vọt. Insulin giúp glucose chuyển hóa thành glycogen (dạng dự trữ của glucose) và hỗ trợ lưu glycogen trong gan. Khi gan bão hòa glycogen, glucose được dùng thay thế để tạo ra các axít béo, giải phóng vào máu. Các axít béo này được sử dụng để sản sinh triglycerides trong các tế bào mỡ và cuối cùng làm tăng tăng mỡ cơ thể.

Ăn nhiều calo hơn khả năng tiêu hao của cơ thể: triglycerides được sử dụng như một nguồn năng lượng nhanh giữa các bữa ăn. Lượng calo dư được lưu trữ trong các tế bào cơ thể dưới dạng triglycerides.

Tiêu thụ nhiều carbohydrate: khi thực đơn giàu carbohydrate (gọi ngắn là carb), hệ thống tiêu hóa sẽ bẻ gãy thức ăn và triết xuất glucose. Sau đó, glucose được hấp thụ qua ruột vào máu. Như đã mô tả ở trên, do bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt nên glucose dư sẽ được sử dụng để tạo ra triglyceride.

Béo phì: không phải là điều kiện “tiên quyết” làm tăng triglyceride, nhưng nó lại có sự tương quan nguy hiểm và làm tăng triglyceride máu. Sự tương quan nguy hiểm ở đây chính là chu vi vòng bụng và mức tăng triglyceride, điều này còn nguy hiểm hơn cả chỉ số khối lượng chung của cơ thể (BMI).

Kháng in-su-lin: nếu kháng in-su-lin là nguyên nhân làm tăng cả in-su-lin lẫn glucose, dẫn đến tình trạng bệnh tiểu đường không kiểm soát được. Và đến lượt nó, nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể làm tăng triglyceride, như đề cập ở trên.

Suy thận: những người bệnh tiểu đường được xem là nhóm có nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn tính cao. Trong đó, có nguyên nhân do tiểu đường gây ra. Ngoài ra, suy thận còn làm gia tăng mỡ máu, trong đó có triglyceride. Do chỉ số triglyceride cao, hoặc do cả hai, tức suy thận lẫn triglyceride trong máu cao đều gây bất lợi, làm trầm trọng thêm khả năng kháng insulin.

Do di truyền: theo nhiều nghiên cứu, nồng độ cholesterol HDL thấp (mỡ máu tốt) và triglyceride cao là những yếu tố mang tính di truyền và là thủ phạm làm tăng bệnh tiểu đường tuýp 2. Nếu một thành viên trong các gia đình có hiện tượng xanthoma hoặc mỡ vàng dưới da thì những người còn lại cũng dễ bị bệnh triglyceride cao.

Hoóc-môn tuyến giáp thấp: những người mắc chứng rối loạn tuyến giáp thường có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường cao. Một trong những rối loạn phổ biến nhất là suy giáp, hoặc nhược giáp. Nếu triglyceride và cholesterol cao, rất có thể đây là dấu hiệu báo cho biết hoóc-môn tuyến giáp thấp. Hãy tư vấn bác sĩ để biết bệnh, điều trị suy giáp hiệu quả có thể giúp làm hạ triglyceride trong máu.

Do thuốc chữa bệnh: một số loại thuốc chữa bệnh, như thuốc tránh thai, estrogen, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, corticoid, retinoid, thuốc ức chế protease, và tamoxifen… đều có thể làm tăng triglyceride. Nếu đang dùng một hoặc nhiều loại thuốc nói trên, hãy hỏi bác sĩ để lựa chọn loại thuốc thích hợp nhằm hạ triglyceride. Không nên ngưng thuốc đột ngột mà phải có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ.

Do thực phẩm: cùng với thuốc tiểu đường chữa bệnh, một số thực phẩm cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến triglyceride. Khi bị tiểu đường, cơ thể không dung nạp với một số loại thực phẩm nhất định, như các loại đường, ngũ cốc chế biến kỹ, rượu, và nhóm thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là những chất béo bão hòa và chất béo trans-fat (mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần)…, vì vậy ăn uống khoa học, kiêng khem hay hạn chế nhóm thực phẩm bất lợi sẽ giúp làm giảm triglyceride và tạo điều kiện kiểm soát đường huyết được tốt hơn.

bệnh tiểu đường và mỡ máu
Chè đắng giúp kiểm soát rối loạn mỡ máu

Giải pháp giảm triglyceride

  • Năng tập thể dục, nên duy trì cuộc sống vận động, hạn chế cuộc sống tĩnh tại, nằm nhiều và ngồi nhiều.
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, giảm bớt carbohydrate, đường, chất béo bão hòa và chất béo trans-fat.
  • Nếu hút thuốc, nên bỏ càng sớm càng tốt.
  • Nên kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, đưa chỉ số đường huyết về ngưỡng hợp lý bằng thuốc, ăn uống, luyện tập và sử dụng các thảo dược như Chè đắng.
  • Hạn chế rượu, đồ uống kích thích.
  • Nếu bản thân đã cố gắng bằng ăn uống, luyện tập mà triglyceride không giảm, nên tư vấn bác sĩ để sử dụng thuốc để đưa triglyceride về ngưỡng có lợi, hoặc triglyceride vẫn cao thì có thể là do yếu tố di truyền gây ra.

Ds. Trang Nhung

 

 

 

 

 

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here