Người bệnh tiểu đường có ăn được miến, bún, mì tôm không?

0
664

Bệnh tiểu đường có ăn được miến, bún, mì tôm thay cơm để thay cơm trắng nhằm cắt giảm tinh bột, hạ đường huyết không? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Người bệnh tiểu đường luôn nhận được lời khuyên là hạn chế đồ ăn tinh bột để giúp kiểm soát đường huyết. Nhiều người đã lựa chọn sử dụng bún, miến hay mì tôm để thay cơm trắng nhằm cắt giảm tinh bột, hạ đường huyết. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách thì điều này có thể khiến đường huyết tăng lên với tốc độ “không phanh”. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh tiểu đường có ăn được miến không?

Người bệnh tiểu đường có ăn được miến không?
Miến có chỉ số đường huyết và hàm lượng đường cao hơn gạo tẻ

Miến có nhiều loại như miến gạo, miến dong, miến đậu xanh,… là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, lượng calo thấp nên thường được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn của người Việt, đặc biệt là người muốn giảm cân.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyến cáo, miến có chỉ số đường huyết và hàm lượng đường cao hơn gạo tẻ:

Gạo tẻ Miến
Chỉ số đường huyết GI = 83 GI = 95
Hàm lượng đường trong 100 gam 76,1 82,2
Tải đường huyết trong 100 gam GL = 63 GL = 78

Như vậy, miến cung cấp nhiều tinh bột hơn cơm chứ không hề ít hơn như nhiều người lầm tưởng. Sau khi ăn miến khoảng 2 giờ thì lượng đường huyết trong máu tăng lên đến 95%.

Người bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không?

Người bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không?
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn mì tôm

Một nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra rằng, ăn nhiều mỳ tôm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh về tim mạch.

Ngoài ra, trong mì tôm chứa nhiều hàm lượng chất béo trans (chất béo chuyển hóa), loại chất béo làm giảm cholesterol tốt và tăng cholesterol xấu, có hại cho cơ thể và ảnh hưởng không tốt cho người bệnh tiểu đường. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế mỳ tôm trong thực đơn.

Người bệnh tiểu đường có ăn được bún không?

Người bệnh tiểu đường có ăn được bún không?
Bún làm đường huyết sau ăn tăng nhanh

Bún được làm từ bột gạo tẻ, thành phần dinh dưỡng gồm: Năng lượng, protein, glucid, cellulose, calci, phospho, sắt, vitamin B1 & B2…. Vì tính tiện lợi nên bún là món ăn phổ biến trong thực đơn của nhiều người.

Kết quả nghiên cứu của nhóm bác sĩ Trần Quốc Cường tại Trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, bún có chỉ số đường huyết thấp (GI = 26,5) nên phù hợp cho thực đơn của người thừa cân, tiểu đường và cả những người khỏe mạnh.

Tuy nhiên, bún lại chứa rất nhiều thành phần carbohydrate (đường đơn) nên khi ăn sẽ khiến đường huyết sau ăn tăng nhanh, cùng các chất phụ gia như hàn the, chất huỳnh quang tên là Tinopal, chất tẩy trắng, làm chua…. Mặc dù cung cấp calo cho cơ thể hoạt động nhưng bún lại có hại cho sức khỏe nếu sử dụng nhiều.

Cách nào để ăn bún, miến mà không làm tăng đường huyết?

Mặc dù miến, bún, mì tôm đều là những thực phẩm làm tăng đường huyết sau ăn, nhưng không vì thế mà bệnh nhân tiểu đường phải kiêng tuyệt đối, họ vẫn có thể ăn chừng mực và đúng cách theo gợi ý sau:

  • Ăn kết hợp với các nhóm thực phẩm dinh dưỡng khác như: đạm, tinh bột, vitamin, chất béo.
  • Điều chỉnh lượng ăn vừa đủ, phù hợp với nhu cầu năng lượng từng người: tính toán lượng ăn theo công thức giảm 10% tinh bột và tăng 10% khẩu phần đạm so với nhu cầu năng lượng bình thường.
  • Ăn rau trước: Chất xơ trong rau sẽ cản trở quá trình hấp thu đường vào cơ thể và làm chậm việc chuyển hóa đường.
  • Uống viên và trà thảo dược Thanh Đường An: Người bệnh tiểu đường nên uống viên Thanh Đường An trước ăn 30 phút hoặc trà thảo dược Thanh Đường An sau ăn sẽ giúp giảm hấp thu đường khi ăn bún, miến hay các thực phẩm tinh bột. Không chỉ giúp kiểm soát đường huyết, Thanh Đường An còn rất hiệu quả trong việc giảm mỡ máu và tăng cường bảo vệ chức năng gan thận cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Chú ý đo đường máu trước và sau ăn để xem chỉ số này có tăng nhiều không? Nếu tăng thì người bệnh nên hạn chế bớt khẩu phần cho lần ăn kế tiếp.

Thanh Mai

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here