Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường

0
378

Bệnh tiểu đường thường khởi phát âm thầm, nhưng cũng có những dấu hiệu điển hình để nhận biết bệnh sớm như thừa cân, mệt mỏi, buồn ngủ sau ăn, thèm ăn, huyết áp cao. Những lời khuyên đưa ra khi phát hiện những biến chứng tiểu đường là gì?

Mỗi năm, có hàng trăm triệu người trên thế giới mắc tiểu đường, nhưng chỉ một số ít người trong họ biết mình có bệnh. Tiểu đường thường được gọi là “tên sát nhân thầm lặng” bởi các triệu chứng dễ bỏ qua của nó – điều này gây ra nhiều khó khăn trong kiểm soát và điều trị bệnh. Vì vậy, khi bắt gặp một trong những dấu hiệu dưới đây bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có được kiểm tra đường huyết, phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời.

Khởi phát âm thầm

Khoảng 90% trường hợp bị bệnh tiểu đường là tiểu đường typ 2. Tiểu đường typ 2 thường gặp ở những người thừa cân, do cơ thể không thể sản xuất đủ horemone chuyển hóa đường hoặc không đáp ứng với horemone chuyển hóa đường như bình thường. Tiểu đường typ 2 bắt nguồn từ lối sống ít vận động, sinh hoạt và ăn uống bừa bãi. Đặc biệt, những người khi được chẩn đoán bị tiểu đường typ 2 mới biết mình đã mắc bệnh từ 5-15 năm trước. Các Tổ chức Y tế khẳng định số người mắc bệnh tiểu đường được phát hiện mới chỉ đạt 50% con số thực của căn bệnh này. Như vậy, có đến 2,7% dân số Việt Nam không biết mình đang bị tiểu đường.

Thông thường, người bệnh tiểu đường thường có các biểu hiện như: tiểu nhiều, khát nhiều, nước tiểu ngọt kiến bâu, sụt cân nhanh, mệt mỏi,… Khi phát hiện các biến chứng tiểu đường này đồng nghĩa với việc bệnh đã ở giai đoạn muộn. Làm sao để phát hiện sớm bệnh là trăn trở của giới chuyên môn và rất nhiều người bệnh.

Dấu hiệu biến chứng tiểu đường?

– Thừa cân, béo phì: Sự liên hệ giữa béo phì và bệnh tiểu đường không còn là điều xa lạ. Đặc biệt là béo “trung tâm” – béo bụng có thể gây nhiễm mỡ nội tạng, mỡ trong gan, tụy, tác động xấu đến việc tiết in-su-lin ở tuyến tụy từ nó gây ra những biến chứng tiểu đường. Tuy nhiên, đa số người ăn kiêng chỉ chú tâm đến lượng calorie trong bữa ăn chứ chưa hiểu được quan hệ tương tác giữa đường và mỡ. Khi tế bào không dung nạp đường nữa, cơ thể sẽ chuyển sang năng lượng từ mỡ, và tích trữ mỡ là khó tránh khỏi.

dâu hiệu bệnh tiểu đường 1
Béo phì – dấu hiệu nguy cơ của tiểu đường typ 2

– Mệt mỏi hay buồn ngủ sau khi ăn: Mọi thức ăn đều có chứa một lượng glucose nhất định. Sau khi thức ăn vào dạ dày, số glucose này sẽ đi vào máu và phát tín hiệu cho tuyến tụy tiết ra horemone chuyển hóa đường. Nhưng quy trình này sẽ bị rối loạn khi lượng đường mà bạn ăn vào quá nhiều, khi đó tế bào sẽ từ chối tiếp nhận insulin, trong khi tụy vẫn tiếp tục tiết horemone chuyển hóa đường. Tình trạng quá tải này gây hiệu ứng ức chế lên hệ thần kinh dẫn tới cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ. Nếu cảm giác này xuất hiện thường xuyên sau mỗi bữa ăn, chính là dấu hiệu cho thấy đã có biến chứng tiểu đường kháng insulin lặp lại.

– Cảm giác thèm ăn vặt: Những thức ăn vặt như khoai chiên, bánh snack, bánh quy… đều rất ngon miệng và kích thích sự thèm ăn. Nhưng chúng cũng chứa rất nhiều đường. Sự kết hợp giữa hai yếu tố: thói quen ăn liên tục và lượng đường cao sẽ tạo nên vòng lặp lẩn quẩn của chuỗi đáp ứng “tăng đường – tăng horemone chuyển hóa đường” trong máu. Cơ thể phải liên tục trải qua những cơn “no đường” thoáng qua, rồi nhanh chóng bị “đói đường” dẫn tới thèm ăn vặt nhiều hơn nữa.

dâu hiệu bệnh tiểu đường 2
Thèm ăn vặt có thể là dấu hiệu của tiểu đường

– Huyết áp cao: Phần lớn người có triệu chứng cao huyết áp thường chỉ lo nghĩ về biến chứng tim mạch của họ, mà không biết rằng có sự liên hệ giữa lưu thông mạch máu và rối loạn chuyển hóa đường. Tăng horemone chuyển hóa đường và đường huyết là một yếu tố bệnh lý góp phần tạo ra tình trạng viêm trong mạch máu, làm thay đổi cấu trúc và tính đàn hồi của mạch máu tạo cản trở cho dòng máu lưu thông. Vì vậy, tăng huyết áp có thể cảnh báo dấu hiệu biến chứng tiểu đường.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng lưu ý những dấu hiệu đơn giản khác như gia đình có người bị tiểu đường, sinh con nặng ký (trên 3,6kg), người ít vận động và suy giảm nội tiết tố. Những dấu hiệu này thường dễ bị bỏ qua nhưng nó lại là tín hiệu phát ra từ bệnh tiểu đường.

Lời khuyên đưa ra

Nếu bạn đang có một hay nhiều dấu hiệu trên, bạn nên:

– Đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết để đo chỉ số đường huyết và có kết luận chính xác;

– Lựa chọn các bài tập thể dục như đi bộ, đạp xe 30 phút mỗi ngày để giảm yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường;

– Lời giải thuốc tiểu đường từ Đông y an toàn nhưng không kém phần hiệu quả: Việc kết hợp sử dụng các cây thuốc thiên nhiên quanh ta cũng chính là cánh cửa mở để người bệnh yên tâm sống khỏe với căn bện tiểu đường. Tuy nhiên với quá nhiều sản phẩm hỗ trợ từ thiên thiên như hiện nay thì người bệnh cũng cần cân nhắc để lựa chọn được sản phẩm phù hợp, đã có những nghiên cứu cụ thể chứng minh độ an toàn và có hiệu quả thực sự.

Ở Việt Nam có nhiều cây thuốc quý giúp hạ đường huyết, đã được sử dụng lâu năm theo kinh nghiệm cũng như đã có nhiều nghiên cứu gần gây như: Dây thìa canh, Chè đắng,..

Chè đắng đã được nghiên cứu và kết luận về tác dụng hạ đường huyết hiệu quả. Trước đó y học đã biết đến công dụng giảm mỡ máu, giảm huyết áp, tăng cường lưu thông máu… của Chè đắng.

Dây thìa canh được sử dụng tại Ấn Độ, Trung Quốc hơn 2000 năm nay để trị bệnh tiểu đường. Đến nay đã có khoảng 70 nghiên cứu về Dây thìa canh trên thế giới, các nghiên cứu đã cho thấy tác dụng: Hạ và ổn định đường huyết trong mức an toàn – Phòng ngừa các biến chứng của bệnh Đái tháo đường – Hạ cholesterol, hạ mỡ máu – Ổn định huyết áp – Dễ ngủ.

dấu hiệu bệnh tiểu đường 3
Đã có khoảng 70 nghiên cứu về Dây thìa canh trên thế giới cho thấy tác dụng hạ và ổn định đường huyết.

Bên cạnh đó còn những loại thảo dược cũng rất tốt như: Giảo cổ lam, Mạch môn, Ngũ vị tử, Hoàng kỳ…. Những loại thảo dược này sẽ giúp cho bạn không còn lo ngại về những biến chứng tiểu đường.

Lê Anh

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here