Chỉ số đường huyết tốt cho người bệnh tiểu đường

0
473

Chỉ số đường huyết là chỉ số biểu hiện nồng độ đường trong máu – là căn cứ đầu tiên để chẩn đoán và đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Vậy chỉ số đường huyết trong giới hạn nào được coi là tốt và không gây các biến chứng tiểu đường? Mời các bạn tham khảo bài viết sau.

Ngưỡng “đẹp” của chỉ số đường huyết

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh tiểu đường nên thử đường huyết vào 4 thời điểm trong ngày, đó là: sáng ngủ dậy, sau ăn sáng, ăn trưa và buổi tối trước khi đi ngủ. Nhiều bệnh nhân có mức đường huyết lúc đói và trước ăn rất tốt nhưng vẫn bị biến chứng vì đường máu sau ăn của họ khá cao. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy đường máu sau ăn cao là tác nhân gây biến chứng tương đương với đường máu lúc đói.

Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), người bệnh tiểu đường cần lưu ý những chỉ số sau khi kiểm soát đường huyết để hạn chế biến chứng tiểu đường:

  • Đường máu quá thấp (tụt đường huyết): Đường máu < 2,8 mmol/l.
  • Có nguy cơ bị tụt đường huyết: Đường máu < 3,5 mmol/l.
  • Bình thường (tốt): Đường máu trước ăn = 4-6 mmol/l, sau ăn = 4-8 mmol/l, trước lúc đi ngủ: 6,0-8,3mmol/l.
  • Chấp nhận được: Đường máu trước ăn = 6-7 mmol/l, sau ăn có thể lên tới 11 mmol/l.
  • Cao (không tốt): Đường máu trước ăn > 7 mmol/l, sau ăn > 11 mmol/l.
chỉ số đường huyết đẹp
Người bệnh tiểu đường nên thường xuyên theo dõi đường huyết

Các nguyên nhân gây biến chứng tiểu đường và làm đường máu dao động (tăng hoặc giảm):

Đường huyết không ổn định, lên xuống thất thường là nguyên nhân của biến chứng tiểu đường. Vì vậy, mục tiêu trong kiểm soát bệnh tiểu đường là cần giữ đường huyết ổn định trong ngưỡng an toàn. Nếu bạn đã kiểm soát chặt chẽ nhưng đường huyết vẫn tăng hoặc giảm, một số nhân tố sau có thể là “kẻ phá rối” gây ra tình trạng này:

– Thức ăn: Việc thay đổi giờ ăn, loại thức ăn, số lượng thức ăn đưa vào cơ thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết. Cần chú ý đến chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) khi lựa chọn. Những loại thực phẩm có GI thấp hơn 70 là tốt nhất, như: đậu xanh, bún, khoai lang, cà rốt, bưởi, đào, cam…

– Tập thể dục thể thao hoặc lao động chân tay: Nếu bạn tập thể thao quá nhiều hoặc làm việc nặng có thể làm tiêu hao nhiều năng lượng, cũng dẫn đến việc ăn nhiều và từ đó gây tăng đường huyết.

– Thay đổi loại, liều lượng thuốc ĐTĐ: Thuốc đái tháo đường nếu dừng đột ngột có thể làm đường huyết tăng bật trở lại. Do đó hãy tuân thủ theo phác đồ và loại thuốc điều trị bác sĩ kê. Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng và loại thuốc căn cứ theo chỉ số đường huyết của bạn.

– Các stress về tâm lý, tình cảm: Những căng thẳng về tâm lý cũng là nguyên nhân đẩy đường huyết của bạn tăng cao khỏi ngưỡng an toàn.

– Mắc bệnh khác: Cảm cúm, viêm phổi, đau dạ dày, tiêu chảy…

– Uống nhiều rượu bia: Theo khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên tránh các loại rượu bia vì đây là nguyên nhân đẩy đường huyết lên cao.

– Dùng thêm các thuốc khác như thuốc chống viêm giảm đau, thuốc corticoid,…

– Do thay đổi kỹ thuật thử hoặc do thay máy, giấy thử khác: Thời điểm và kỹ thuật dùng máy thử đường huyết cũng ảnh hưởng tới kết quả. Nên kiểm tra kỹ máy trước khi đo và đồng nhất thời điểm đo trong ngày.

kiểm soát đường huyết
Dây thìa canh và chè đắng là thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường

Giải pháp nào để ổn định đường huyết?

Dùng thuốc tiểu đường chỉ có thể kiểm soát đường huyết nhất thời. Trong khi đó  tác dụng phụ và hiện tượng nhờn thuốc đang là vấn đề đau đầu của các thầy thuốc Tây y. Do đó, hiện nay, nhiều thầy thuốc và bệnh nhân hướng tới sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên bởi khắc phục được các nhược điểm của thuốc tây. Thảo dược Dây thìa canh đã được y học thế giới ghi nhận trong việc giảm đường huyết. Sự kết hợp của Dây thìa canh với các loại thảo dược khác như Giảo cổ lam, Chè đắng, Hoàng kỳ, Ngũ vị tử là bài thuốc toàn diện giúp ổn định đường huyết trong thời gian dài và ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng.

Bài thuốc từ các dược liệu này đã được nghiên cứu lâm sàng và ghi nhận từ thực tế sử dụng của người bệnh là giúp giảm đường huyết nhanh chóng sau 5-7 ngày, hạn chế biến chứng tiểu đường, đặc biệt đường huyết không tăng bật trở lại khi ngừng đột ngột. Ngoài ra, các dược liệu giảo cổ lam, chè đắng còn giúp hạ cholesterol máu, bảo vệ thành mạch, chống lại quá trình oxy hóa từ đó giúp người bệnh tiểu đường tránh khỏi nguy cơ biến chứng tiểu đường. Đây được coi là phát hiện mới nhất giúp cuộc chiến chống lại căn bệnh tiểu đường trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Vũ Hương

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here