Cảnh báo: 40% bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ suy thận

0
308

Bệnh thận đái tháo đường là một trong những biến chứng tiểu đường nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường… Và đây được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh suy thận. Có khoảng 30 – 40% người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị mắc bệnh thận đái tháo đường và nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành suy thận.

40% bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị suy thận

Bệnh tiểu đường hiện đã trở thành một đại dịch bệnh “không lây nhiễm” với số người mắc trên toàn thế giới là 415 triệu người (số liệu năm 2015). Hàng năm, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của gần 1,5 triệu người trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, tỉ lệ người bị mắc đái tháo đường chiếm 6% dân số cả nước (số liệu năm 2015). Việt Nam cũng được xếp vào nhóm các nước có tốc độ gia tăng tỉ lệ bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới với tỉ lệ gia tăng là 200%

Điều đáng nói ở đây là trong 6% dân số đó, chỉ có 30% bệnh nhân biết mình bị tiểu đường, còn 70% còn lại chưa được chẩn đoán và tiếp nhận các điều trị đúng cách. Đây là một khoảng trống rất lớn giữa nhu cầu và sự cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối với bệnh nhân tiểu đường.

Việc phát hiện muộn tiểu đường là rất nguy hiểm bởi đây là một căn bệnh có rất nhiều biến chứng trên khắp các cơ quan trong cơ thể, ví dụ như biến chứng tiểu đường thần kinh, mù mắt, hoại tử dẫn đến phải cắt cụt chi, bệnh tim mạch,…. Biến chứng trên thận được coi là một trong số các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường. Biến chứng trên thận còn được gọi là bệnh thận đái tháo đường – đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận giai đoạn cuối.

Theo thống kê, có khoảng 30% người bệnh tiểu đường type 1 và 40% bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nguy cơ bị suy thận.

biến chứng tiểu đường 1
Bệnh thận đái tháo đường: biến chứng nguy hiểm

Tại sao bệnh tiểu đường lại gây biến chứng suy thận?

Bệnh thận đái tháo đường thuộc nhóm biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường. Bệnh có diễn biến khá thầm lặng, không triệu chứng qua nhiều giai đoạn.

Quá trình diễn ra như sau: Ban đầu do lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến lượng máu đến thận tăng. Để đáp ứng với điều này, thận sẽ tăng lưu lượng lọc và tăng áp suất lọc ở cầu thận. Các chất hoạt mạch cũng được tiết ra nhằm tăng dòng máu đến thận, và về lâu dài sẽ làm biến đổi các tiểu động mạch đến và tiểu động mạch đi của thận. Bên cạnh đó, những rối loạn chuyển hóa thứ phát do tình trạng tăng đường máu ở bệnh nhân tiểu đường cũng góp phần làm biến đổi cấu trúc phân tử của các thành phần cấu tạo nên cầu thận, đặc biệt là màng đáy cầu thận. Kết quả là cầu thận dần bị xơ hóa, tăng lọc đối với các đại phân tử và có hiện tượng tích lũy các phân tử protein tuần hoàn. Tất cả đều dẫn đến việc cầu thận bị tổn thương và bị suy. Đến giai đoạn cuối, thận bị suy hoàn toàn bị mất chức năng, dẫn đến nồng độ các chất độc trong máu tăng cao như creatinine, ure,… đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

biến chứng tiểu đường 2
Quá trình diễn tiến của biển chứng thận ở bệnh nhân tiểu đường

Bệnh thận đái tháo đường thường được chia làm 5 giai đoạn, ứng với mức độ xuất hiện protein trong nước tiểu:

  • Giai đoạn 1: Lượng máu đến thận tăng, đối với đái tháo đường type 1 thì thận có biểu hiện tăng kích thước.
  • Giai đoạn 2: Chưa có triệu chứng rõ rệt trên lâm sàng. Cầu thận bắt đầu có những thay đổi mô học ở thận.
  • Giai đoạn 3: Bệnh nhân tiểu albumin. Bệnh bắt đầu bước vào giai đoạn nặng. Nếu không điều trị, sẽ tiến đến bệnh thận đái tháo đường rõ trên lâm sàng.
  • Giai đoạn 4: Bệnh thận rõ trên lâm sàng. Albumin trong nước tiểu 24 giờ lớn hơn 300mg. Chức năng lọc của thận suy giảm, đồng thời huyết áp bệnh nhân tăng.
  • Giai đoạn 5: Bệnh thận giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể cần phải lọc thận hoặc thay ghép thận để duy trì cuộc sống.

Nhận biết bệnh thận đái tháo đường

Bình thường thận là nơi mà máu được lọc để tạo thành nước tiểu. Quá trình này sẽ giúp cơ thể loại bỏ các chất thải chuyển hóa và các chất độc. Còn các protein và các đại phân từ khác sẽ được giữ lại trong máu.

Tuy nhiên ở bệnh nhân bị bệnh thận đái tháo đường, do chức năng của thận đã bị suy giảm, nên  trong nước tiểu người bệnh có thể xuất hiện các protein, thường gặp nhất là albumin. Đây cũng là tiêu chuẩn giúp xác định xem bệnh nhân có bị bệnh thận đái tháo đường hay không.

Điều nguy hiểm là hầu hết các trường hợp suy thận do tiểu đường đều không biểu hiện triệu chứng trong giai đoạn đầu. Và khi  xuất hiện các triệu chứng phát hiện được trên lâm sàng như: phù, thiếu máu, chán ăn, mệt mỏi là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đã bị bệnh thận đái tháo đường ở giai đoạn muộn, thậm chí là suy thận.

Do đó, khi phát hiện mình bị đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường type 2, bệnh nhân nên tiến hành tầm soát bệnh thận đái tháo đường để sớm phát hiện bệnh và tiến hành điều trị, tránh để bệnh tiến triển thành suy thận.

Ngăn ngừa biến chứng suy thận ở người bệnh tiểu đường

Biến chứng tiểu đường trên thận của bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể phòng ngừa được thông qua việc kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ, bao gồm các biện pháp sau:

Kiểm soát tốt đường huyết

Bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra và kiểm soát đường huyết của mình ổn định trong giới hạn cho phép (≤ 7mmol/L lúc sau ăn 8 giờ và ≤ 11mmol/L sau ăn 2 giờ). Việc kiểm soát đường huyết cần được thực hiện thường xuyên, thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và dùng thuốc hạ đường huyết.

phòng ngừa biến chứng tiểu đường 1
Kiểm soát đường huyết giúp phòng ngừa biến chứng thận

Kiểm soát tốt huyết áp

Phải luôn đảm bảo huyết áp bệnh nhân ở mức ≤ 120/80 mmHg. Các biện pháp đơn giản nên thực hiện để giữ huyết áp bệnh nhân ổn định gồm: giảm cân nếu có thừa cân, ăn nhạt, kiêng rượu và thuốc lá, tập thể dục thường xuyên. Nếu huyết áp vẫn tăng cao không kiểm soát thì cần thiết phải sử dụng các thuốc hạ áp.

phòng ngừa biến chứng tiểu đường 2
Người bệnh tiểu đường cần kiểm soát huyết áp

Chế độ ăn uống giảm đạm

Thực hiện chế độ ăn giảm đạm dể làm giảm gánh nặng lọc lên thận, giúp thận ít phải làm việc hơn và giảm tỉ lệ mất protein qua thận. Tuy nhiên, chế độ ăn giới hạn protein cần phải rất thận trọng và cần có sự góp ý của các chuyên gia dinh dưỡng nhằm ngăn ngừa việc thiếu hụt protein của cơ thể.

Dùng các loại thảo dược tốt cho thận

Bên cạnh việc kiểm soát đường huyết, kiểm soát huyết áp và chế độ ăn uống của mình, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc tiểu đường được điều chế từ thảo dược, có tác dụng tốt cho thận như: Hoàng kỳ, mạch môn, bào ngư…

Hoàng Kỳ bảo vệ tế bào beta tuyến tụy khỏi sự hủy diệt tự miễn dịch. Một báo cáo trường hợp trên tạp chí Endocrinol Diabetes của Jiman Kim và cộng sự, thực hiện tại Bệnh viện Kyunghee- saeng (Hàn Quốc) cho thấy khi sử dụng hoàng kỳ với liều lượng quy định, liên tục 2 tháng, chức năng thận của bệnh nhân được cải thiện. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thuyết phục về việc hoàng kỳ có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thận do đái tháo đường, cải thiện chức năng thận, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh

Mạch Môn bảo vệ mạch máu, ức chế yếu tố gây nên tình trạng dày màng đáy mao mạch cầu thận nên giúp hạn chế quá trình xơ hóa cầu thận.

Bào ngư là dược liệu có tác dụng bổ thận được dùng từ lâu đời, được dùng trong các bệnh thận yếu, thận suy ở giai đoạn sớm. Bào ngư còn có tác dụng giúp ổn định đường huyết, phục hồi sức khỏe.

Sản phẩm từ thảo dược giúp hạ và ổn định đường huyết, đồng thời bảo vệ thận trước tổn thương oxy hoá gây ra bởi bệnh tiểu đường

Thanh Đường An là sản phẩm từ thảo dược có chứa các thành phần: Hoàng kỳ, Mạch môn, Dây thìa canh, Giảo cổ lam, Chè đắng, Ngũ vị tử, và Nghệ. Thanh Đường An có tác dụng hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, giúp phòng ngừa, hạn chế tiến triển biến chứng của đái tháo đường trong đó có các biến chứng trên thận, giúp bảo vệ thận trước tổn thương oxy hoá dẫn tới suy thận.

Thử nghiệm trên lâm sàng cho thấy những kết quả khả quan trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cũng như tác động bảo vệ thận của Thanh Đường An:

  • Nhóm nghiên cứu có sử dụng Thanh Đường An đạt hiệu quả gấp đôi so với nhóm chứng trên 2 mục tiêu là tỉ lệ hạ đường huyết và tỉ lệ bệnh nhân hạ về mức mục tiêu < 7 mmol/l.
  • Nhóm nghiên cứu có sử dụng Thanh Đường An đã giúp hồi phục các triệu chứng về mức tốt và khá lên đến 72.4%, hiệu quả rõ rệt hơn nhóm chứng.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy Thanh Đường An giúp bảo vệ gan thận và ngăn ngừa biến chứng do đái tháo đường, cũng như không gây ra các độc tính trên các cơ quan chức năng.

Sản phẩm Thanh Đường An đạt được chứng nhận “Top 10 Thương hiệu dẫn đầu” năm 2017 và chứng nhận giải thưởng Tin và Dùng 2014 do bạn đọc Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn về cách sử dụng, bạn đọc vui lòng lên hệ hotline: 0967.790.146 / 0917.010.046

Một số đánh giá từ các bác sĩ, chuyên gia về bệnh tiểu đường, phòng ngừa biến chứng trên thận:

Mai Nguyễn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here