Bệnh tiểu đường ở trẻ em: Nguy hiểm và cách phòng ngừa

0
252

Bệnh tiểu đường ở trẻ em hiện nay có xu hướng gia tăng khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Tiểu đường hay đái tháo đường ở trẻ rất khó kiểm soát do trẻ vẫn trong giai đoạn phát triển và cần bổ sung dinh dưỡng.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường ở trẻ em

Các nhà khoa học đã chỉ ra các nguyên nhân khiến trẻ em bị mắc bệnh tiểu đường như sau:

  • Trong gia đình có người thân bị mắc bệnh tiểu đường. Hoặc cũng có thể do mẹ bị tiểu đường thai kì và trẻ sinh ra trên 4,1kg. Yếu tố di truyền được xác định có liên quan đến căn bệnh mạn tính này.
  • Thừa cân và béo phì: đây là vấn đề nan giải tại các quốc gia phát triển hoặc đang phát triển. Trẻ thừa cân đến mức béo phì thì nguy cơ mắc tiểu đường rất cao.
  • Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến năng lượng dư thừa, tăng mỡ máu hoặc đường trong máu. Mặt khác, trẻ ăn nhiều thì lười vận động nên năng lượng dư thừa không được tiêu hao, nó tích tụ lại gây thừa cân và kéo theo nguy cơ tiểu đường.
  • Một số nguyên nhân khác: tổn thương tế bào tuyến tụy do nhiễm vi-rút, điều kiện sống, hoặc các yếu tố môi trường.
bệnh tiểu đường ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ em

Phòng ngừa và chữa bệnh tiểu đường ở trẻ em

Đối với trẻ em mà đường huyết cao thì điều chỉnh dinh dưỡng cũng là vấn đề nan giải, bởi các bé nằm trong độ tuổi cần bổ sung chất để phát triển. Vậy chúng ta nên làm gì khi trẻ mắc phải bệnh này?

  • Điều cần thiết trước tiên là hãy lập cho trẻ một kế hoạch để giảm cân nếu trẻ đang bị dư cân, béo phì.
  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết cho trẻ để đảm bảo “chỉ số vàng” ổn định, giúp trẻ có cuộc sống khỏe mạnh, không lo lắng các biến chứng tiểu đường.
  • Bổ sung thức ăn ít dầu mỡ thay vào đó là rau xanh, hoa quả và các khoáng chất khác.
  • Hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để xây dựng thực đơn cung cấp đủ chất cho trẻ mà không lo bệnh tiểu đường.
  • Không nên cho trẻ ăn quá mặn hoặc quá ngọt.
  • Hạn chế các thức ăn nhanh và các thức uống có gas.
  • Nếu chỉ số đường huyết của bé quá cao, có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong 1 ngày hoặc ăn 3 bữa chính, khoảng cách giữa các bữa có thể kèm theo thức ăn nhẹ.
  • Tập luyện là phần không thể thiếu để ngăn chặn và đẩy lùi bệnh tiểu đường. Tùy vào thể trạng và năng khiếu cá nhân của bé mà khuyến khích cho các con tập chơi và duy trì đều đặn một môn thể thao.
bệnh tiểu đường
Cần đưa trẻ bị tiểu đường đi thăm khám thường xuyên

Chăm sóc trẻ mắc bệnh tiểu đường

Cha mẹ là những người có vai trò quan trọng trong tiến triển bệnh của trẻ. Giúp trẻ thực hiện:

  • Chế độ ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để trẻ quá đói nhưng cũng đừng quá no.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ. Có thể cho trẻ ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
  • Chú ý không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như khối lượng của các bữa ăn cho trẻ.
  • Giúp trẻ có tâm lý thoải mái và thích nghi với cuộc sống “chung với bệnh tiểu đường”.
  • Đưa trẻ đi thăm khám thường xuyên và tuân thủ theo chỉ định  của bác sĩ. Có thể tham khảo tư vấn để cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ ổn định đường huyết.

Mạnh Hùng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here