Điều trị tiểu đường: 9 sai lầm thường hay mắc phải

0
343

Có một thực tế là hiện nay vẫn còn nhiều người chưa nhận biết được hết hậu quả của căn bệnh tiểu đường. Và mọi người thường rỉ tai nhau những thông tin, rằng bệnh tiểu đường không nguy hiểm như các bệnh mạn tính khác. Liệu thông tin này có đúng và chúng ta đang mắc phải sai lầm gì khi kiểm soát căn bệnh này? Theo số liệu thống kê từ các tổ chức Y tế, tiểu đường tuýp 2 khiến người bệnh có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 50% so với người không bình thường. Tuy nhiên, tiểu đường “hoàn toàn có thể kiểm soát được với chế độ ăn hợp lý, tập luyện thể dục, và sử dụng thuốc tiểu đường đều đặn”.

Sau đây là 9 sai lầm mà người bệnh tiểu đường thường hay mắc phải khiến tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng và khó kiểm soát.

1. Bản thân người bệnh tiểu đường tự cảm nhận được lượng đường huyết cao hay thấp mà không cần phải kiểm tra thường xuyên

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA), việc cảm nhận lượng đường trong máu của con người là không chính xác, và để đường huyết lên quá cao hoặc xuống quá thấp có thể dẫn tới tai biến, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Việc thường xuyên kiểm tra đường huyết là rất cần thiết, giúp bạn kiểm soát chỉ số này trong phạm vi an toàn. Đối với bệnh nhân tiêm, nên theo thực hiện đo đường huyết 3-4 lần/ngày, với bệnh nhân dùng thuốc thì tần suất là 1 lần/ngày. Tuy nhiên, nếu bác sĩ điều trị có yêu cầu nào khác thì bạn nên tuân thủ.

chữa bệnh tiểu đường
Kiểm tra đường huyết là cách chính xác nhất để biết đường huyết lên hay xuống

2. Phải sử dụng thuốc tiểu đường dạng tiêm đồng nghĩa với tình trạng bệnh đang rất nghiêm trọng

Thuốc tiểu đường dạng tiêm là một hormone sản sinh theo cơ chế tự nhiên từ tuyến tụy cho phép chuyển hóa đường từ thức ăn thành năng lượng cơ thể hoặc dự trữ. Khi bị tiểu đường tuýp 2, cơ thể người bệnh không thể sử dụng hormone chuyển hóa đường, thậm chí mất khả năng tự sản sinh hormone. Trong những trường hợp này, giải pháp tiêm khi đó là một lựa chọn – dù cho người bệnh mới được chẩn đoán mắc tiểu đường hay đã bị bệnh từ lâu.

Theo chuyên gia dinh dưỡng tiểu đường, việc phải sử dụng thuốc tiêm không đồng nghĩa với tình trạng bệnh của bạn đang nghiêm trọng. Điều này chỉ cho thấy cơ thể bạn cần một phương pháp kiểm soát khác để tiếp tục duy trì sức khỏe.

3. Việc kiểm soát đường huyết thường rất đau đớn và phức tạp

Trước đây, người bệnh tiểu đường thường phải tuân thủ chặt chẽ theo thời gian biểu sử dụng thuốc hoặc phải chịu đau đớn khi tiêm thuốc. Nhưng giờ đây, với sự phát triển của y học, những chiếc kim tiêm nhỏ xíu giúp người bệnh đỡ đâu, sự ra đời của máy đo đường huyết cá nhân và các dòng thuốc mới giúp người bệnh kiểm soát đường huyết dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều.

thuốc tiểu đường
Tiêm in-sulin không làm đau như bạn vẫn nghĩ

4. Khi sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết thì có thể ăn bất cứ thứ gì mình thích.

Bạn đang sử dụng thuốc tiểu đường, không có nghĩa bạn có thể ăn thoải mái những gì mình thích. Luôn nhớ rằng, những gì bạn ăn ảnh hưởng trực tiếp tới tác dụng của thuốc và liều thuốc sử dụng. Vậy nên, song song với việc sử dụng thuốc, tuân thủ chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn.

5. Khi mắc tiểu đường thì việc vận động là không nên

Bạn có biết, việc dành 30 phút tập luyện mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh tật nguy hiểm. Đặc biệt với bệnh tiểu đường, tập thể dục đều đặn có thể làm giúp làm giảm đường huyết. Tuy nhiên, hãy nhớ ăn nhẹ trước khi vận động để tránh bị hạ đường huyết.

bệnh tiểu đường
Vận động thường xuyên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn

6. Sử dụng thuốc tiêm gây các biến chứng như đoạn chi và tử vong

Có nhiều người lo sợ việc phải tiêm 2 lần vào cơ thể sẽ khiến tổn thương các chi và nguy cơ tử vong cao. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Ngược lại, thuốc tiêm giúp các tế bào hấp thu và sử dụng đường trong cơ thể, giảm đường máu, ngăn ngừa các tổn thương bộ phận và các biến chứng khác của bệnh tiểu đường.

7. Nếu người thân sử dụng thuốc tiểu đường loại nào thì bạn cũng sẽ cần loại tương tự như vậy

Tiểu đường là bệnh không được kiểm soát theo một phác đồ cố định. Lời khuyên cụ thể cho việc bạn nên sử dụng loại thuốc nào dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm khoảng thời gian bị tiểu đường và loại thuốc đang dùng, cũng như các yếu tố rủi ro và tình trạng sức khỏe.

8. Giảm cân càng nhiều càng giúp tình trạng bệnh tiểu đường được cải thiện

Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ biến chứng ở người bệnh tiểu đường. Giảm cân giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Tuy nhiên, chỉ cần giảm từ 5-10% tổng trọng lượng cơ thể là đủ, không nên giảm quá nhiều sẽ khiến bạn thấy kiệt sức và dẫn tới những hệ lụy cho sức khỏe.

biến chứng tiểu đường
Giảm cân giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh tiểu đường

9. Dù có kiểm soát tốt đường huyết thì vẫn bị biến chứng

Đây có lẽ là ngộ nhận sai lầm lớn nhất của hầu hết bệnh nhân tiểu đường. Nhưng sự thực là nếu bạn kiểm soát đường huyết tốt, thăm khám thường xuyên theo lịch của bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể sống chung hòa bình với bệnh tiểu đường mà không bị biến chứng tiểu đường ghé thăm.

An Viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here