4 điều tối kỵ khi bắt đầu thực đơn ăn kiêng của người bệnh tiểu đường

0
320

Cắt bỏ hoàn toàn chất đường bột và các thực phẩm giàu calo

thực đơn ăn kiêng bệnh tiểu đường 1
Cắt bỏ hoàn toàn chất đường bột và các thực phẩm giàu calo ra khỏi khẩu phần ăn là sai lầm lớn

Xuất phát từ suy nghĩa “người bệnh tiểu đường thì không được ăn đường hay ăn nhiều calo”, thế nên nhiều bệnh nhân đã loại bỏ gần hết các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường ra khỏi cơ thể. Việc lên thực đơn bằng cách loại bỏ gần hết các thực phẩm đường bột, giàu calo như tinh bột, sữa hoặc những đồ ăn chứa gluten là một sai lầm lớn. Dưới đây là những lý do:

+ Người bệnh tiểu đường vẫn được phép ăn các thực phẩm đường bột, nhưng trong giới hạn cho phép. Trên thực tế, nhóm thực phẩm này đóng góp tới 60 % nhu cầu năng lượng của cơ thể nên không thể bỏ hoàn toàn ra khỏi chế độ ăn được

+ Tăng nguy cơ gặp biến chứng tụt đường huyết tại thời điểm xa bữa ăn.

+ Việc đột ngột loại bỏ các chất dinh dưỡng cần thiết khỏi khẩu phần ăn thậm chí còn có tác dụng ngược: khiến bệnh nhân tăng cảm giác thèm ăn loại thực phẩm đó hơn.

+ Đặc biệt, việc loại bỏ qua sữa và gluten trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ kích ứng hoặc khiến người bệnh có biểu hiện “say” các loại thực phẩm này khi ăn lại chúng.

Nhịn đói không tốt cho người bệnh tiểu đường

thực đơn ăn kiêng bệnh tiểu đường
Nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa thay vì nhịn đói

Nhiều người bệnh tiểu đường cho rằng việc nhịn đói sẽ giúp họ kiểm soát đường huyết tốt hơn. Điều này là không chính xác. Trên thực tế, người bệnh càng lờ đi những tín hiệu của cơn đói bụng, cơ thể bệnh nhân sẽ phản ứng lại bằng cảm giác mệt mỏi, đồng thời về lâu dài có thể gây ra cảm giác chán ăn.

Việc nhịn đói còn gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khiến bệnh nhân có có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác như: hạ đường huyết quá mức, viêm dạ dày,…

Để kiểm soát đường huyết tốt, thay vì nhịn đói, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn của người bệnh thành nhiều bữa để ăn dàn trải trong cả ngày.

Thay đổi tất cả mọi thứ cùng một lúc

Thay đổi tất cả mọi thứ như thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, các bài tập thể dục là điều tệ nhất để kiểm soát đường huyết đối với người bệnh tiểu đường. Hãy thử tưởng tượng rằng nó giống như việc bắt bệnh nhân phải sử dụng thành thạo các máy móc mới – điều đó là không thể!

Cách tốt nhất là nên điều chỉnh từ từ, hợp lý để tránh làm ảnh hưởng đến tâm – sinh lý của người bệnh.

Giảm số giờ ngủ để đảm bảo thực hiện theo chế độ

Việc thêm một chế độ tập luyện để kiểm soát đường huyết đôi khi khiến người bệnh nghĩ rằng cần phải cắt bớt thời gian ngủ lại, đây là một sai lầm khá điển hình. Trên thực tế, chính tình trạng tăng đường huyết sẽ càng khiến bệnh nhân khó ngủ hơn, và người bệnh tiểu đường cần làm điều ngược lại.

thực đơn ăn kiêng bệnh tiểu đường 3
Ngủ ít, nhịn ăn khiến việc kiểm soát đường huyết kém hiệu quả và tăng nguy cơ mắc các bệnh dạ dày

Giấc ngủ đóng vai trò khá quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết thông qua 2 loại hormone tạo nên cảm giác đói và no: Hormone ghrelin và hormone leptin. Đây là 2 loại hormone được sản sinh tùy thuộc vào tình trạng cơ thể có được ngủ đủ giấc hay không.

Khi người bệnh thức khuya, não sẽ tăng cường sản sinh ra enzym tạo cảm giác đói và thèm ăn. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ dễ dàng rơi vào vòng luẩn quẩn đói – thèm ăn – nhịn ăn khiến việc kiểm soát đường huyết kém hiệu quả và tăng nguy cơ mắc các bệnh dạ dày. Một cuộc điều tra đã chỉ ra rằng khi một người không ngủ đủ giấc, thì ngày hôm sau họ sẽ ăn nhiều hơn trung bình 385 calo so với bình thường.

Việc xây dựng một chế độ ăn uống – sinh hoạt mới cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường là rất cần thiết. Tuy nhiên, để việc kiểm soát đường huyết trở nên hiệu quả, ngăn ngừa sự phát sinh các biến chứng tiểu đường và bệnh tật khác, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ điều trị, tránh mắc phải các quan điểm sai lầm để có thể xây dựng một thực đơn ăn uống hợp lý cũng như một chế độ tập luyện lành mạnh.

Võ Văn Bình

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here